VĂN THÁNH MIẾU – BIỂU TƯỢNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA MIỀN TÂY
Không thua kém văn miếu Quốc tử giám, Văn thánh miếu ngụ tại phường 4 của Thị Xã Vĩnh Long là một trong những di tích chứng nhận cho tinh thần hiếu học của cha ông ta thời xưa.
Nam Bộ nổi tiếng với ba văn thánh miếu của Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long. Trong đó Văn Thánh Miếu của Vĩnh Long được xây dựng vào năm 1866 – là nơi để các sĩ tử dùi mài kinh sử và hoạt động văn hóa, giáo dục lòng yêu nước.
Không thua kém văn miếu Quốc tử giám, Văn thánh miếu ngụ tại phường 4 của Thị Xã Vĩnh Long là một trong những di tích chứng nhận cho tinh thần hiếu học của cha ông ta thời xưa.
Nam Bộ nổi tiếng với ba văn thánh miếu của Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long. Trong đó Văn Thánh Miếu của Vĩnh Long được xây dựng vào năm 1866.
Đến thăm Văn thánh miếu, với quang cảnh thoáng đãng yên tĩnh, du khách như có cảm giác như vừa bước qua một cánh cổng khác của cuộc đời.
Cổng tam quan của Văn Thánh miếu được sơn màu vàng nhạt với hai nếp mái gồm một cổng chính và hai cổng phụ xây theo hình vòm. Bên trên cổng chính có đề dòng chữ Văn Thánh Miếu vuông vức. Hai câu đối bằng chữ Hán được khắc ở hai bên cột cổng với ngụ ý ca ngợi việc học hành theo Khổng tử.
Bao quanh con đường tráng nhựa trong Văn Thánh Miếu là hàng cây cổ thụ xum xuê lá, đầy tiếng chim hót líu lo, tạo nên một không gian yên bình, lâng lâng trong lòng người bước tới.
Nơi thờ Phan Thanh Giản
Nơi đây thờ các vị Văn Xương Đế Quân, Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản và cụ Phan Thanh Giản.
Nhắc tới Phan Thanh Giản, là người tài giỏi, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Nguyễn, trải qua ba đời vua là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Nhưng cuộc đời ông lại kết thúc bi thảm với bi kịch để mất ba tỉnh miền Tây gồm An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên vào tay Pháp.
Đã có nhiều hội thảo diễn ra nhằm phân tích về cuộc đời ông, nhất là trách nhiệm của ông để xảy ra bi kịch nêu trên. Ở đây, chúng ta sẽ không bàn quá sâu về vấn đề này. Nếu có cơ hội, bạn hãy ghé qua đây thắp nén nhang cho ông, một người hiếu học, thông minh, trong cuộc đời làm quan đã có nhiều cống hiến cho đất nước.
Phần mộ của Phan Thanh Giản không nằm ở Vĩnh Long, mà ở Bến Tre.
Ngoài ra, Văn Thánh Miếu còn thờ nhiều vị cựu quan có công với đất Vĩnh Long một thời như Đốc học Nguyễn Thông, Đốc bộ Trương Văn Uyển, giáo thọ Nguyễn Trí Mẫn…
Mỗi năm, Văn Xương Các nói riêng và Văn Thánh Miếu nói chung đều tổ chức ngày giỗ cho cụ Phan Thanh Giản (ngày 4 và ngày 5 tháng 7 âm lịch) và lễ truy điệu tưởng nhớ chung cho các vị quan quân (ngày 12 và 13 tháng 10 âm lịch). Ghé thăm Văn Thánh Miếu thời gian này, du khách sẽ phần nào cảm nhận được không khí trang nghiêm.
Nơi các sĩ tử dùi mài kinh sử và hoạt động văn hóa, giáo dục lòng yêu nước
Văn Thánh Miếu chứa đựng vô vàn loại sách trong khu Văn Xương Các – là nơi các sĩ tử thường tụ họp để học hành, bàn luận văn chương thi phú.
Văn thánh Miếu không chỉ là niềm tự hào của người dân Vĩnh Long mà còn được xem là biểu tượng về cội nguồn văn hóa của các tỉnh miền Tây. Là một điểm sáng chói lòa đại diện cho tinh thần hiếu học, lòng yêu nước, yêu quê hương vững bền bất diệt.