Khám phá Long An – thiên đàng mặt nước đầy quyến rũ và bất ngờ tại miền Tây Nam Bộ! Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến mới lạ, đầy sự hấp dẫn cho kỳ nghỉ của mình, thì du lịch Long An chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đồng cỏ xanh mướt, và cuộc sống thôn quê bình yên, Long An sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo và không thể nào quên. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điểm đặc biệt và những bí mật du lịch ít người biết của vùng đất này trong hành trình thú vị sắp tới!
Tên | Vị trí |
Huyện Đức Hoà | |
Công viên khu di tích | RFG4+2XC, TT. Đức Hòa, Đức Hòa |
Công viên Thế Giới Tuổi Thơ | WF28+7RG, Tân Hòa, Đức Hòa |
Công viên 7 Kỳ Quan | VFX6+VHF, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa |
Cát tường phú sinh – khu du lịch sinh thái | ĐT9, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa |
Làng Cổ Phước Lộc Thọ | QCXM+QX6, ĐT824, Hựu Thạnh, Đức Hòa |
Chùa phước nguyên đức hoà | Unnamed Road, TT. Đức Hòa, Đức Hòa |
Chùa thầy đúc | VFG7+V2J, Unnamed Road, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa |
Trung tâm Thương mại công nhân Đức Hòa | Lô 2 Đ. Số 1, KCN, Đức Hòa |
Trung Tâm Thương Mại An Nông 3 | RFC5+WFX, ĐT825, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa |
Công viên nước Rio Long An | ĐT825, Ấp Bình Thủy, Đức Hòa |
Huyện Cần Giuộc | |
Chùa Tôn Thạnh | JJ4W+5GF, Ấp Thanh Ba, Cần Giuộc |
Cát tường phú sinh – khu du lịch sinh thái | ĐT9, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa |
Công viên Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc | JM5C+7CP, QL50, TT. Cần Giuộc, Cần Giuộc |
Chợ Cần Giuộc | Trương Công Định, TT. Cần Giuộc, Cần Giuộc |
Chùa Tôn Thạnh | JJ4W+5GF, Ấp Thanh Ba, Cần Giuộc |
Di Chỉ Khảo Cổ Rạch Núi | GMXC+5XJ, Phước Vĩnh Tây, Cần Giuộc |
Trung tâm Thương mại – Dịch vụ Long Hậu (Long Hau Trading Center) | Lô DV3, đường Trung Tâm, Ấp 3, KCN, Cần Giuộc |
Chợ Cần Giuộc | Trương Công Định, TT. Cần Giuộc, Cần Giuộc |
Cảng biển Tân Lập | Tân Lập, Cần Giuộc |
Miếu Bà Ngũ Hành | Ấp Kim Định, Tân Kim, Cần Giuộc |
Huyện Cần Đước | |
Công Viên Văn Hóa Huyện Cần Đước | GJ43+PMX, Tân Lân, Cần Đước |
Công viên cây xanh và điêu khắc Babilon | GJ24+P3R, TT. Cần Đước, Cần Đước |
Nhà cổ trăm cột | FMJR+XHX, ấp Trung, Cần Đước |
Miếu Bà Chúa Xứ | Long Hựu Đông, Cần Đước |
Tịnh Thất Phước Đức | Ấp 4, QL50, Phước Đông, Cần Đước |
Trung Tâm Thương Mại | HGJ5+66Q, Long Cang, Cần Đước |
Chợ Cần Đước | 212, QL50, Khu phố 1A, Cần Đước |
Nhà Thờ Nha Ràm | ấp 4B, Cần Đước |
Huyện Bến Lức | |
Quảng Trường Happyland – Khu Du Lịch Happyland | Thạnh Đức, Bến Lức |
Chavi Garden – Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm | Thạnh Lợi, Bến Lức |
Chùa Thạnh Đức | MGCQ+QJ4, Mỹ Yên, Bến Lức |
Miễu ngũ hành | JFWG+F5, An Thạnh, Bến Lức |
Công viên Vườn Thượng Uyển | MF54+9R4, An Thạnh, Bến Lức |
Giáo xứ Bến Lức | JFPQ+FFQ, QL1A, TT. Bến Lức, Bến Lức |
Happy land Bến Lức | Thạnh Đức, Bến Lức |
Thành phố Tân An | |
Chùa Tinh Thạnh | Phường 5, Tân An |
Bảo tàng Long An | 400 QL1, Phường 4, Tân An |
Tịnh Xá Ngọc An | 26A Phan Đình Phùng, Phường 2, Tân An |
Tượng đài Chiến thắng Long An | HC58+QXC, Công viên Tượng đài Long An, QL1A, Phường 5, Tân An |
Nhà thờ Tân An | 380 QL1, Phường 4, Tân An |
Giáo xứ Bình Quân | 441 QL1A, Phường 4, Tân An |
Chợ đêm Tân An | 252 Đ. Hùng Vương, Phường 3, Tân An |
Công Viên Phường 5 | GCW7+MM6, Phường 5, Tân An |
Công Viên Hoàng Hoa Thám | GCR6+VPG, Hoàng Hoa Thám, Phường 2, Tân An |
Trung Tâm Thương Mại VIỆT ẤN | 138 Đ. Hùng Vương, Phường 2, Tân An |
Huyện Châu Thành | |
Chợ Vĩnh Công Châu Thành Long An | FCFR+39J, Vĩnh Công, Châu Thành |
Chợ Thanh Phú Long | FG38+FPF, ĐT827A, Thanh Phú Long, Châu Thành |
Chùa Châu Long | GF6C+676, Bình Quới, Châu Thành |
Công viên Tầm Vu | 538 ĐT827A, TT. Tầm Vu, Châu Thành |
Quảng trường Huyện Châu Thành | 46 Đỗ Tường Phong, Hiệp Thành, Châu Thành |
Huyện Thủ Thừa | |
Âu tàu Rạch Chanh | H947+JQ9, Rạch Chanh, Mỹ Phú, Thủ Thừa |
Giáo Xứ Thủ Thừa | JC43+CVW, Thủ Thừa |
Tổ Đình Kim Cang | Cầu Voi/109/1 QL1A, ấp Bình Cang 1, Thủ Thừa |
Khu vui chơi | M6WV+66H, Long Thạnh, Thủ Thừa |
Chợ Thủ Thừa | 11a Thủ Khoa Thừa, Thủ Thừa |
Trung Tâm Thương Mại Chợ Thủ Thừa | HCX3+4XQ, ĐT834, Thủ Thừa |
Huyện Tân Thạnh | |
Chợ Tân Thành | HWM7+29R, Kênh Bùi, Tân Thạnh |
Chùa Thiền Đức | HXH6+9W6, ấp Kinh Giữa, Tân Thạnh |
Chùa Phật | JVRG+2HP, Hậu Thạnh Đông, Tân Thạnh |
Rừng Tràm Gió Nguyên Sinh Long An | Huyện Tân Thạnh |
Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Thạnh | J24X+HRW, ĐT829, TT. Tân Thạnh, Tân Thạnh |
Công viên 30/4 | QWGQ+V49, Mộc Hóa, Tân Thạnh |
Huyện Tân Trụ | |
Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo | HG69+82Q, Nhựt Tân, Tân Trụ |
Chợ Tân Trụ | GG75+8J3, Nguyễn Trung Trực, Đức Tân, Tân Trụ |
Chùa Bửu Vân | ấp 6,, Nhựt Tân, Tân Trụ |
Chùa Cửu Long | 27 Xóm Chùa, Kp.Tân Bình, Tân Trụ |
Hội Thánh Giăng AG | 92 Thanh Phong, Bình Lăng, Tân Trụ |
Công viên Tân Trụ | GG74+GMV, ĐT833, TT. Tân Trụ, Tân Trụ |
Huyện Đức Huệ | |
Khu di tích kháng chiến Đức Huệ | ĐT839, Bình Hoà Hưng, Đức Huệ |
Chùa Pháp Hòa Đức Huệ Long An | R884+3H6, Unnamed Road, Bình Hoà Bắc, Đức Huệ |
Chùa Linh Châu | V79W+VVW, ấp 4, Đức Huệ |
Nhà Thờ Đức Huệ | Khu Phố 3, Trấn, TT. Đông Thành, Đức Huệ |
Du lịch Di tích lịch sử Bình Thành | Huyện Đức Huệ |
Huyện Thạnh Hoá | |
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười | Huyện Thạnh Hoá |
Chùa Phổ Hương | J4WW+CWQ, TT. Thạnh Hoá, Thạnh Hóa |
Chùa Phước An | M54X+QHM, TT. Thạnh Hoá, Thạnh Hóa |
Nhà Thờ Giáo Xứ Nước Trong | M657+593, Thủy Đông, Thạnh Hóa |
Nhà Thờ Giáo Xứ Sông Xoài | M5MJ+828, ĐT817, Thuận Nghĩa Hoà, Thạnh Hóa |
Công viên Thạnh Hóa | M54J+64G, Đường Lê Duẩn, TT. Thạnh Hoá, Thạnh Hóa |
Chợ Tuyên Nhơn | M55J+MVJ, Đường số 1, TT. Thạnh Hoá, Thạnh Hóa |
Huyện Tân Hưng | |
Đất ngập nước láng sen | xã Vĩnh Lợi-Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng |
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen | Đê bao Tân Hưng, Vĩnh Lợi, Tân Hưng |
Chợ Tân Hưng | 1 Trần Hưng Đạo, TT. Tân Hưng, Tân Hưng |
Chợ Hưng Điền | WHJ7+2J6, Hưng điền, Tân Hưng |
GIÁO XỨ TÂN HƯNG | Huyện Tân Hưng |
Huyện Vĩnh Hưng | |
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười | Huyện Vĩnh Hưng |
Chợ Vĩnh Hưng | VQPP+JXX, TL831, Thị trấn Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng |
Chùa Cổ Sơn (Chùa Nổi Vĩnh Hưng) | RVJ8+HCF, Chùa Nổi, Tuyên Bình, Vĩnh Hưng |
Tịnh xá Ngọc Hưng | VQWP+536, Thị trấn Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng |
Giáo xứ Vĩnh Hưng | 115 Nguyễn An Ninh, Thị trấn Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng |
Thị xã Kiến Tường | |
Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp | xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường |
Chợ Kiến Tường | Thị xã Kiến Tường |
Nhà thờ Giáo xứ Thạnh Trị | ấp 2, xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường |
Huyện Mộc Hoá | |
Làng nổi Tân Lập | Xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa |
Núi Đất | Nguyễn Huỳnh Đức, Mộc Hóa |
Rừng tràm Long An | Xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa |
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười | huyện Mộc Hóa |
Chùa Thành Long | CCHW+9VH, ấp Long Hòa, Châu Thành |
Chùa Tôn Thạnh
CHÙA TÔN THẠNH – NGÔI CHÙA VỚI NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ
Một buổi bình minh viếng cửa Thiền
Kìa Chùa Tôn Thạnh cảnh thiêng liêng
Chùa cổ Tôn Thạnh hay còn gọi là chùa Lan Nhã – địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử về một nhà thơ, một thi sĩ yêu nước. Là địa điểm thu hút khách du lịch xa gần bởi sự hiền hòa, bình lặng và trang nghiêm.
Ngôi chùa cổ sừng sức mang đậm dấu ấn của đầu thế kỉ 19
Long An mang trong mình một lịch sử lâu đời với nền văn minh Óc Eo của vương quốc cổ Phù Nam, trải đậm dấu ấn của văn hóa phật giáo Ấn Độ, hiền hòa chất phác với những con người quê mộc mạc hiếu khách. Nằm cách trung tâm huyện Cần Giuộc khoảng 3km, chùa Tôn Thạnh được xem là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Và đây cũng là nơi nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiều từng tá túc, sáng tác nên tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Chùa Tôn Thạnh được xây dựng từ những năm 1808, gắn liền với cả cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Nằm khuất trong những tán cây xanh tươi tốt quanh năm, Chùa mang lại một không khí bình yên đến lạ kỳ. Ngôi chùa là cả một câu chuyện cổ tích về thiền sư Viên Ngộ – người đã suốt đời hy sinh bản thân để tạo phước cho chúng sinh. Đó cũng là lý do chùa còn có một tên gọi khác là chùa Ông Ngộ.
Lịch sử ghi chép chùa được xem là một trong những nơi nổi tiếng về tráng lệ và huy hoàng của đất Gia Định. Áp dụng lối kiến trúc cổ độc đáo, các hoa văn trong chùa được đánh giá khá kỹ xảo và tỉ mỉ đến từng centimet. Khu vườn chủa chùa còn được xây dừng tòa tháp ba tầng hình lúc giác giữ nguyên vẹn nét cổ kinh của nơi đây.
Trong kháng chiến chống Pháp, chùa trở thành căn cứ của nghĩa quân kháng chiến, là nơi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ẩn cư, dạy học làm thơ và làm thuốc. Ngôi chùa còn nổi tiếng với cuộc nổi dậy tập kích đồn Tây Dương vào năm Tân Du, chém rơi đầu quan hai Phú Lang Sa tàn bạo.
Trải qua những nét thăng trầm, ngôi chùa vẫn còn lưu đậm quang cảnh cũ
Trải qua những cung bậc thăng trầm của thời gian, chùa Tôn Thạnh đã nhiều lần được tu sửa. Tuy nhiên quang cảnh cũ vẫn còn đậm nét. Ngôi chùa bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang. Lối kiến trúc cổ xưa được thể hiện rõ nét nhất qua các kiến trúc chạm khắc trên hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, các tượng phật, các hoành phi câu đối chữ.
Bước đến chùa Tôn Thạnh một sáng bình minh, để thưởng thức cái trong lành, bình yên của đất trời, tham quan những cảnh vật nơi đây, du khách sẽ sống lại cả một hồi ức của lịch sử.
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
Đây là vùng du lịch sinh thái đặc trưng của vùng đất trũng Nam Bộ.
Ngoài ra còn có nhiều động vật quý hiếm đang được bảo vệ tại đây như cò, sếu, rắn, rùa, chim, thú. Đến với nơi đây du khách sẽ được tham quan khu du lịch sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười ngập nước quanh năm.
Du thuyền dọc theo rừng tràm du khách có thể tận hưởng được toàn bộ khung cảnh hoang sơ của vùng Đồng Tháp Mười. Đặc biệt du khách có thể thưởng thức các món ăn Nam Bộ như canh chua bông điên điển, gỏi ngó sen, cá lóc nướng truy chấm muối ớt với vài ly rượu đế Gò Đen.
Cụm di tích Bình Tả
CỤM DI TÍCH BÌNH TẢ – NHÂN CHỨNG SỐNG CỦA MỘT NỀN VĂN MINH
Là minh chứng còn sót lại chứng nhận vết tích của vương quốc Phù Nam cổ, cụm di tích Bình Tả là một trong những địa điểm du lịch đáng mời gọi mang nhiều ý nghĩa của cả một giai đoạn lịch sử.
Cụm di tích Bình Tả là một trong những vết tích còn sót lại của nền văn minh Óc Eo trong lịch sử
Cụm khảo cổ mang nhiều giá trị của lịch sử này nằm ở địa phận xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa của Tỉnh Long An. Với hơn 16 di tích khảo cổ đã được khai quật từ những năm 1910 bởi người Pháp, cụm di tích Bình Tả mang đậm dấu ấn giá trị của vương quốc Phù Nam. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử và thời gian, hiện tại, khu di tích này bao gồm ba di tích nhỏ là Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước. Mỗi khu di tích có những nét kiến trúc riêng biệt khác nhau.
Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật giá trị
Gò Đồn nổi bật với lối kiến trúc đền tháp xây bằng gạch, nằm sâu trong lòng đất khoảng 0.4m. Khu di tích nổi bật với nhiều hiện vật bằng đá như thần giữ đền Dravapala, thần Ganesa, máng nucows nghiêng, trú đá chạm hoa văn thực vật, các đồ gốm bằng cổ xưa cùng nhiều vật thờ linh thiêng như Linga, Yoni…Phong cách kiến trúc của Gò Đồn mang đậm văn hóa Phật Giáo của Ấn Độ theo truyền thống của nền văn mình Óc Eo.
Khác với Gò Đồn, Gò Xoài nổi bật với kiến trúc vuông với cạnh dài khoảng 20m, dài với các loại vật liệu như đá cuội, sỏi, cát…trong khi Gò Đồn mang hơi thể của đền thì Gò Đồn mang phong cách của tháp Phật Giáo. Ngoài các hiện vật trên, Gò Xoài còn chứa đựng nhiều tro xương và các cổ vật quý như các mảnh vàng nhỏ có in hình các loại linh vật xưa, nhẫn nạm đá quý, bản văn minh Sanskrit –Pail…
Tiêu biểu của vương quốc Phù Nam xưa
Chung nền văn minh Óc Eo, Gò Năm Tước cũng được xây bằng gạch. Mặt dù thời gian đã dạt đi phần trên nhưng những vết tích từ nền móng cùng các hiện vật cho thấy khu Gò Năm Tước được xây dựng theo nguyên tắc đối xứng Nam – Bắc, vuông vức…cũng mang đậm lối kiến trúc Phật Giáo.
Với những gì mà khu di tích Bình Tả để lại, ghé thăm nơi đây, du khách sẽ được tái hiện một phần của một trung tâm chính trị – quyền lực – tôn giáo của niên đại xưa – vương quốc cổ Phù Nam. Là địa điểm lý tưởng cho những du khách đam mê khảo cổ học, thích khám phá những bí ẩn còn sót lại của con người ở những niên đại khác nhau.
Ngôi nhà 100 cột
KHÁM PHÁ NGÔI NHÀ TRĂM CỘT – NÉT KIẾN TRÚC ĐỐC ĐÁO CỦA XỨ GẠONÀNG THƠM
Không chỉ nổi tiếng bởi mảnh đất Cần Giuộc một thời anh hùng qua Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, di tích nhà trăm cột với lối kiến trúc cổ độc đáo cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Long An.
Cần Đước – Long An không chỉ nổi tiếng với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào, ngôi nhà 100 cột đặc sắc của nhà họ Trần từ lâu đã là một địa điểm thu hút nhiều sự tò mò của du khách yêu thích kiến trúc lạ. Chủ nhân đời thứ ba hiện tại của ngôi nhà này là ông Trần Văn Ngộ. Ngôi nhà được xây dựng từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20 bởi những người thợ của miền Trung. Ngự trị trên khu vườn có diện tích ngót nghét đến 4.044m2 với diện tích tích 882mm2, ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ như cẩm lai, gỗ đỏ, gỗ mật. Mái ngói của ngôi nhà cũng khá đặc biệt với cách lợp âm dương, xây trên nền bằng đá tảng dày gần 1m, lát gạch Tàu hình lục giác. Ngôi nhà 3 gian, 2 mái này được thiết kế theo hình chữ Quốc của tàu.
Đến với ngôi nhà trăm cột, du khách được thỏa mãn đam mê quan sát lối kiến trúc chạm khắc xưa với nhiều hình chạm nổi vô cùng công phu theo đặc trưng của Huế vô cùng sắc sảo. Giá trị của công trình được gửi gắm và thể hiện trong từng nét chạm, vừa đa dạng, vừa phong phú, vừa đặc sắc đậm nét cổ điển của tứ linh, tứ thời và bát quái, các mô típ thể hiện Phúc – Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc – nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát, khế, măng cụt đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, ghế nghi, bàn tròn, bàn dài bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng hết sức điêu luyện và tài tình.
Tham quan ngôi nhà trăm cột, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cách bố trí các gian và phòng của thời xưa. Mỗi phần của ngôi nhà đều thể hiện rõ vai trò và chức năng của mình như: vị trí để tiếp khách và làm việc, vị trí để thờ tự, vị trí phòng ngủ…thông qua những hoa văn và kết cấu kiến trúc hoàn toàn khác nhau.
Quan sát trên sơ đồ tổng thể mặt cắt, du khách sẽ biết được chính xác vị trí của 100 chiếc cột dùng để chống đỡ cho căn nhà, thấy được nét uyên thâm, kỳ công của những người nghệ nhân làm nên căn nhà này.
Ngoài nét đặc sắc từ kết cấu, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những bức hoành phi, đối liễng thiếp vàng…vô cùng đặc sắc có một không hai đến thời điểm hiện tại. Cảm nhận cái thú vừa tham quan, vừa giải mã những câu đố hay tạo nên trong lòng du khách những cảm xúc khó quên đối với ngôi nhà cổ 100 cột này.
Trở về với những điều cổ xưa, cảm nhận đâu đó hương vị của cuộc sống ở những năm đầu thế kỷ 20 nhờ căn nhà cổ 100 cột, chúc du khách có một hành trình đáng nhớ trong đời.
Năm 1997, nhà 100 cột đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc Gia (số 2890- VH/QĐ/ 27.09.1997).