Chào mừng bạn đến với một hành trình thú vị khám phá vùng đất du lịch độc đáo – Trà Vinh. Nằm ở cực Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trà Vinh không chỉ là một điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thiên nhiên mà còn là nơi lưu giữ một phần của văn hóa Khmer đầy màu sắc. Với những cánh đồng lúa xanh mướt, các công trình kiến trúc độc đáo, và một nền ẩm thực phong phú, Trà Vinh hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về vùng đất này trong bài viết dưới đây.
Ao Bà Om
AO BÀ HOM – ĐÀ LẠT THỨ HAI CỦA MIỀN TÂY
Được ví là Đà Lạt của Miền Tây, thắng cảnh Ao Bà Om là một địa điểm mê hoặc lòng du khách trong những kỳ nghỉ lễ.
Nằm ở ấp Tà Cú, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành của tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh Trà Vinh 7km, Ao Bà Om nổi tiếng bởi non nước hữu tình.
Ở đó du khách không đơn thuần chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên mà còn được cảm nhận rõ nét hơn những giá trị văn hoá đặc sắc của vùng đất Trà Vinh qua câu chuyện truyền thuyết mang đậm màu sắc Khmer Nam bộ…
Tên gọi của Ao bắt nguồn từ một cuộc thi đào ao giữa nam và nữ trong truyền thuyết của người Khmer. Bên nào đào nhanh, sâu và rộng hơn thì giành quyền thắng cuộc. Trong khi đội nam chủ quan tin rằng sức nam dài rộng, không thể nào thua kém thì đội nữ với sự miệt mài, khôn khéo và kiên trì làm suốt ngày đêm dưới sự chỉ huy của Bà Om cuối cùng đã giành thắng cuộc. Ao đó sau này được đặt theo tên của người nữ chỉ huy này – Bà Om. Nguyên do của cuộc thi là vì Bà Om thấy người phụ nữ thời đó khi đi lấy chồng, phải hao tốn nhiều tiền sức, bà thấy bất công nên mới thách đội nam đào ao.
Một phiên bản nguyên do khác là, tương truyền, xứ Thủy Chân Lạp xưa thường hay khô hạn, để chống khô hạn, một vị quan nọ đã tổ chức cuộc thi.
Cho dù phiên bản nào đúng đi chăng nữa, thì một điều dễ nhận thấy là ao Bà Om có bên sâu bên cạn tương ứng với kết quả thắng thua năm xưa.
Ao có chiều dài khoảng 500m và chiều rộng khoảng 300, đôi lúc người dân xứ Trà Vinh còn gọi với một cái tên khác là Ao Vuông. Khí hậu ở Ao Bà Om luôn mát mẻ trong lành quanh năm như xứ ôn đới, đây là lý do khiến cho du khách đến Ao Bà Om có cảm giác như đến Đà Lạt.
Ao có chiều dài khoảng 500m và chiều rộng khoảng 300, đôi lúc người dân xứ Trà Vinh còn gọi với một cái tên khác là Ao Vuông. Khí hậu ở Ao Bà Om luôn mát mẻ trong lành quanh năm như xứ ôn đới, đây là lý do khiến cho du khách đến Ao Bà Om có cảm giác như đến Đà Lạt.
Ao Bà Om có mặt nước khá phẳng và tĩnh lặng được bao quanh bởi vô vàn cây sao, dầu có tuổi hàng trăm năm, tán phủ rợp cả một vùng. Đến với quang cảnh nơi đây, du khách sẽ thích thú tò mò khi được chứng kiến những bộ rễ khổng lồ, những cái hang cây vô cùng độc đáo được tạo ra bởi rễ của chính cây sao, cây dầu cổ thụ. Bạn có thể ngồi lên những bộ rễ này để hóng gió và tán gẫu, rất thú vị!
Đến thăm Ao Bà Om, du khách còn có cơ hội ghé thăm bảo tang văn hóa của người Khmer với nhiều hiện vật vô cùng đặc sắc, phản ánh chân thực cuộc sống, văn hóa của một dân tộc. Ao Bà Om đông vui và tấp nập nhất vào mùa lễ Tết đặc biệt là lễ Ok Om Bok. Trong ngày lễ này, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của con cháu người Khmer, cùng dạo quanh ao, cùng chung vui nhảy múa, cùng thả đèn nước…
Là di tích lịch sử cấp quốc gia, ao Bà Om là địa điểm không thể bỏ lỡ khi du khách ghé về Trà Vinh, muốn khám phá và tìm hiểu con người Khmer Nam Bộ.
Gần ao Bà Om còn có bảo tàng văn hoá dân tộc Khmer và chùa Âng.
Bãi biển Ba Động
NGHĨ DƯỠNG VỚI BIỂN BA ĐỘNG
Nắng trong xanh nhẹ hôn bờ cát trắng
Sóng lao xao mơn man vuốt ve bàn chân
Trước đây, người Pháp đã cho xây trên bãi biển đẹp nhất của Trường Long Hòa một khu nghỉ mát để thường xuyên đến nghỉ và tắm biển.
Nằm trong danh sách những bãi biển đẹp của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Biển Ba Động là điểm đến đầy hứa hẹn cho những ngày nghĩ dưỡng cho gia đình.
Nằm ở xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 60km về hướng Đông Nam, Biển Ba Động mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ đầy thu hút với những đụn cát trắng mịn nhấp nhô, những hàng phi lao vi vu dọc theo bờ biển với vô vàng những vỏ ốc vỏ sò nhiều màu sắc. Khác với các bờ biển khác, biển Ba Động có làn nước mát đục, không trong xanh nhưng lại vô cùng trong lành.
Vẻ đẹp hoang sơ của biển Ba Động với không khí trong lành đến khoan khoái khiến du khách có cảm tưởng như đang trở ra vùng đảo của Robinson thuở nào. Đến với bờ biển mộc mạc hoang sơ nhưng nên thơ này, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn cảnh bình minh vừa ló dạng, thưởng thức giây phút những tia nắng đầu tiên chiếu xuống vạn vật đất trời. Cùng nằm dọc bờ biển nghe đâu đó tiếng gió rì rào và nhìn ông mặt trời đỏ lửng đang lặn xuống ở cuối chân trời tây. Đi dạo trên những bãi cát trắng mịn, bổ sung bộ sưu tập cơ man vỏ sò, vỏ ốc đầy màu sắc. Cuộc sống nởi Ba Động thật bình yên, thật khoan khoái nhẹ nhàng, bỏ quên những ưu lo, nhọc nhằn, những mệt mỏi xô bồ của cuộc sống tất bật.
Đến nơi đây, du khách còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon đến thích mắt khi đón một chuyến thuyền đánh cá vừa cập bờ với cơ man những loại hải sản tên tuổi như nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn chà là, cá kèo kho gợt, nước mắm Rươi nổi tiếng hay chù ụ rang mẹ của Ba Động…
Từ Ba Động, du khách còn có cơ hội tham quan khu di tích Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu (nằm trên đường Hồ Chí Minh trên biển) một thời oai hùng của lịch sử kháng chiến cứu nước, ghé thăm và thưởng thức cảnh quan rừng ngập mặn vô cùng đa dạng và phong phú ở các nơi lân cận.
Gạt đi những âu lo toan tính của cuộc đời, Biển Ba Động là địa điểm dừng chân cho du khách những lúc nghỉ dưỡng cùng gia đình.
Đây là một trong những khu du lịch hấp dẫn ở các tỉnh miền Tây
Chùa Nôdol – Chùa Cò
Còn gọi là chùa Giồng Lớn.
Khu vực chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như Riehu, thần 4 mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt… Chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu. Người dân quen gọi là chùa Cò vì hơn một trăm năm nay khuôn viên chùa (khoảng 3 ha) đã là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như: cò, cồng cộc, bồ câu… trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại: cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen…
Ngoài ra du khách còn được đắm chìm trong làn nước mát, được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển hay bình minh vừa ló dạng, mắc võng nằm nghe rừng dương rì rào cùng gió biển… của biển Ba Động
Chùa Âng
Chùa Âng mang một chút dáng dấp của hoa văn đế chế cổ đại
Trà Vinh có hơn 140 ngôi chùa mang phong cách Khmer nhưng chùa Âng được xếp là ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm và đẹp nhất.
Chùa Âng nằm cách trung tâm Thành phố Trà Vinh khoảng 7km, tương truyền được xây dựng lần đầu tiên từ những năm 990 của thế kỷ thứ 10. Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn theo phong cách Khmer của Nam Bộ, không nhầm lẫn vào bất cứ phong cách nào khác. Đến với Chùa Âng, du khách sẽ co cơ hội tham quan toàn bộ ngôi chùa với những hào nước sâu bao bọc xung quanh. Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp cao đại diện cho con chằn của người Khmer. Chính điện của Chùa Âng được xây dựng với 6 cây cột cao vút có khắc chạm hình tiên nữ cùng chim thần. Mái chùa có ba tầng, lợp ngói và chống đỡ bởi cột gỗ chắc chắn. Biểu tượng thần rắn Naga được chạm khắc ở hai bên gò mái, biểu tượng cho đức tính dũng mãnh, đồng thời biểu tượng thần Bayon cũng được khắc chạm xung quang các cột trụ và hàng rào.
Tới thăm chùa Âng, du khách sẽ bước vào từ hướng đông (cửa chính) để vào chính điện thờ dòng Phật giáo Nam Tông với tượng phật thích ca cao đến 2.1 mét.Bên cạnh tượng Phật cao lớn này, chánh điện còn có vô vàng các bức tượng bằng đá, gỗ với nhiều thần thái khác nhau vô cùng sinh động. Các khu vực khác của Chùa Âng cũng được bố trí vô cùng uy nghiêm và hài hòa, được người dân nơi đây đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo giáo dục của người dân Trà Vinh. Ngoài cổng chính ở hướng đông, Chùa Âng còn thiết kế một cổng phụ ở phía tây để phục vụ du khách đến thăm.
Hằng năm, mới độ lễ hội, Chùa Âng lại đón tiếp hàng lượt khách du lịch xa gần đến đi lễ và thưởng thức quang cảnh của chùa. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Chùa Âng đã có những sai khác so với quá khứ ban đầu, nhưng đây mãi là một ngôi chùa cổ, độc đáo và hài hòa, là nơi để du khách nên một lần ghé qua để thưởng ngoạn.
Nằm trong chuỗi những ngôi chùa Khmer đặc sắc, Chùa Âng là một trong những nơi du khách không nên bỏ sót, để trở về với bình yên, và trải nghiệm đâu đó chút không khí và cuộc sống của người Khmer trước đây.
Với ưu thế giao thông thuận lợi, chùa Âng lại nằm liền kề Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer và ao Bà Om, tạo thành một quần thể di tích thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Chùa Hang
CHÙA HANG –BIỂU TƯỢNG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI KHMER
Còn có tên gọi khác là Hoài Sơn Tự, Chùa Hang là điểm đến mà du khách không thể nào bỏ qua khi ghé về Trà Vinh.
Chùa Hang trú ngụ tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành của tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 5km chạy về hướng Nam.Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất, có diện tích lớn nhất của cả tỉnh.Người Khmer rất trân trọng việc xây dựng chùa chiền, do đó các ngôi chùa đều được xây dựng trên nền tảng đầu tư vô cùng khéo léo và công phu.
Nếu bạn để ý sẽ thấy có nhiều chùa ở miền tây tên là chùa hang, như chùa Hang ở trên núi Sam Châu Đốc An Giang,…
Nhìn từ ngoài vào, ngôi chùa có hình dáng như một chiếc hang khổng lồ, đó cũng là lý cho tên gọi của ngôi chùa. Bước đến chùa Hang, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến lối kiến trúc đậm chất Khmer thể hiện qua bộ mái 3 lớp, góc đầu đao có hình đuôi rồng cong vút. Điểm đặc biệt của chùa Hang là các kiến trúc đều tập trung tạo nên sự thông thoáng nhưng lung linh và huyền ảo cho ngôi chùa. Cổng chùa xây dựng hai tượng Yak – chằng tinh mắt lồi, nanh dài mặc áo giáp bằng người, đại diện cho ý nghĩa cửa Phật là nơi có thể cảm hóa cả loài hung ác.
Chánh điện của Chùa Hang được ví như một tam giác cân vô cùng cân đối tượng trưng cho sự hài hòa, hoàn mỹ bất di bất dịch của cuộc đời. Giống như các ngôi chùa khác, tổng thể chùa Hang cũng bao gồm mái, cột và nền. Các hoa văn trang trí cho ngôi chùa đều tập trung họa nên cuộc đời của Đức Phật từ bi, đi bên cạnh cuộc sống đời thường của chính con người nơi đây. Tổng thể tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động, mãnh liệt, uy nghiêm nhưng chân thành và thân thiện. Những nét đẹp này chính là vẻ đẹp trong tâm hồn nghệ thuật cũng như sự sáng tạo của người Khmer.
Kế bên chánh điện có nhà sala trưng bày nhiều tượng độc đáo do các nghệ nhân điêu khắc.
Nét đặc sắc khác của Chùa hang là khuân viên rộng với diện tích rừng tự nhiên lớn, nhiều cây cao, khiến nơi đây trở thành nhà của không ít loài chim. Mùa chim về làm tổ, cả ngôi chùa nhiều lúc ngợp bóng cò, vạc, chim chóc.
Chùa từng bị trúng bom vào Tết Mậu Thân năm 1968, và bị hư hại nặng nề. Mặc dù đã được trùng tu và sửa chữa, kiến trúc không còn nguyên vẹn như thuở ban đầu nhưng Chùa Hang mãi là nét đẹp, đặc trưng cho người Khmer lúc xưa – một đời sống văn hóa, nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng.
Như vậy, du lịch Trà Vinh là một hành trình đáng để trải nghiệm với những vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp, di sản văn hóa độc đáo và ẩm thực hấp dẫn. Đến với thành phố này, bạn sẽ không chỉ khám phá những nét đẹp của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của người Khmer sống ở đây. Tận hưởng hành trình khám phá và thả mình vào những trải nghiệm đáng nhớ tại Trà Vinh, nơi mà bạn sẽ tạo ra những kỷ niệm vô giá và thực hiện cuốn sách du lịch riêng của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội này và hãy bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến du lịch đáng nhớ đến Trà Vinh ngay hôm nay!