CHÙA HANG –BIỂU TƯỢNG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI KHMER
Còn có tên gọi khác là Hoài Sơn Tự, Chùa Hang là điểm đến mà du khách không thể nào bỏ qua khi ghé về Trà Vinh.
Chùa Hang trú ngụ tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành của tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 5km chạy về hướng Nam.Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất, có diện tích lớn nhất của cả tỉnh.Người Khmer rất trân trọng việc xây dựng chùa chiền, do đó các ngôi chùa đều được xây dựng trên nền tảng đầu tư vô cùng khéo léo và công phu.
Nếu bạn để ý sẽ thấy có nhiều chùa ở miền tây tên là chùa hang, như chùa Hang ở trên núi Sam Châu Đốc An Giang,…
Nhìn từ ngoài vào, ngôi chùa có hình dáng như một chiếc hang khổng lồ, đó cũng là lý cho tên gọi của ngôi chùa. Bước đến chùa Hang, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến lối kiến trúc đậm chất Khmer thể hiện qua bộ mái 3 lớp, góc đầu đao có hình đuôi rồng cong vút. Điểm đặc biệt của chùa Hang là các kiến trúc đều tập trung tạo nên sự thông thoáng nhưng lung linh và huyền ảo cho ngôi chùa. Cổng chùa xây dựng hai tượng Yak – chằng tinh mắt lồi, nanh dài mặc áo giáp bằng người, đại diện cho ý nghĩa cửa Phật là nơi có thể cảm hóa cả loài hung ác.
Chánh điện của Chùa Hang được ví như một tam giác cân vô cùng cân đối tượng trưng cho sự hài hòa, hoàn mỹ bất di bất dịch của cuộc đời. Giống như các ngôi chùa khác, tổng thể chùa Hang cũng bao gồm mái, cột và nền. Các hoa văn trang trí cho ngôi chùa đều tập trung họa nên cuộc đời của Đức Phật từ bi, đi bên cạnh cuộc sống đời thường của chính con người nơi đây. Tổng thể tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động, mãnh liệt, uy nghiêm nhưng chân thành và thân thiện. Những nét đẹp này chính là vẻ đẹp trong tâm hồn nghệ thuật cũng như sự sáng tạo của người Khmer.
Kế bên chánh điện có nhà sala trưng bày nhiều tượng độc đáo do các nghệ nhân điêu khắc.
Nét đặc sắc khác của Chùa hang là khuân viên rộng với diện tích rừng tự nhiên lớn, nhiều cây cao, khiến nơi đây trở thành nhà của không ít loài chim. Mùa chim về làm tổ, cả ngôi chùa nhiều lúc ngợp bóng cò, vạc, chim chóc.
Chùa từng bị trúng bom vào Tết Mậu Thân năm 1968, và bị hư hại nặng nề. Mặc dù đã được trùng tu và sửa chữa, kiến trúc không còn nguyên vẹn như thuở ban đầu nhưng Chùa Hang mãi là nét đẹp, đặc trưng cho người Khmer lúc xưa – một đời sống văn hóa, nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng.