Nằm bên dòng sông Cửu Long yên bình và là một phần của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tươi đẹp, du lịch Vĩnh Long đã từ lâu thu hút du khách bằng những cảnh đẹp hoang sơ, cuộc sống thôn quê truyền thống và ẩm thực đậm đà. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến yên tĩnh và thú vị, hãy cùng chúng tôi khám phá những trải nghiệm độc đáo và những bí mật ẩn sau vẻ đẹp của Vĩnh Long. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa bạn vào cuộc hành trình khám phá vùng đất này, từ những cánh đồng xanh mướt đến những con kênh nước rừng trúc và những di sản văn hóa độc đáo.
Chùa Tiên Châu
CHÙA TIÊN CHÂU – NGÔI CHÙA CỔ SỪNG SỮNG THEO THỜI GIAN
Chùa Tiên Châu hiện nay giữ được quy mô của năm Kỷ Hợi (1899), gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Các khu vực vừa kể làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo kiểu ngang dọc nhờ các kèo đấm, kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho.
Với lịch sử tồn tại hơn 250 năm, chùa Tiên Châu là một trong những địa danh mê hoặc lòng người khắp xứ Vĩnh Long.
Chùa Tiên Châu – di tích mang đậm dấu ấn tâm linh của Vĩnh Long
Chùa Tiên Châu nằm giữa hai nhánh của dòng Mekong thuộc xã An Bình – huyện Long Hồ của tỉnh Vĩnh Long. Ngoài tên gọi là Tiên Châu, ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Di Đà Tự hoặc Tô Châu. Tương truyền chùa được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 18, lịch sử tồn tại gắn liền với những câu chuyện của hòa thượng Giác Nguyên – người đã lập nên sự uy nghiêm và phát triển của Tiên Châu Tự. Một truyền thuyết khác cho rằng ngôi chùa từng là nơi giáng trần của các vị tiên nữ xưa vào những đêm trăng thanh gió mát.
Chánh điện chùa Tiên Châu vô cùng trang nghiêm
Được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, Chùa Tiên Châu có 4 nóc là tiền đường, chính điện, trung đường và hậu tổ với hình chữ tam, có ba gian nối liên nhau là chánh điện, hậu tổ và hậu liêu. Toàn bộ ngôi chùa được chống đỡ bởi 96 cột gỗ tròn, được khắc chạm trỗ hết sức khéo léo và kì công. Hầu hết các giàn kèo quyết, kèo đầm trong chùa đều được sử dụng bởi các loại gỗ quý, lối kiến trúc thể hiện cả một chữ tâm của những người đã xây dựng ngôi chùa. Ghé thăm chùa Tiên Châu là cơ hội hiếm hoi để du khách chiêm ngưỡng những nét văn hóa chạm trổ chùa chiền thế kỷ 18 xưa
Nội điện của chùa được trang trí kì công với khánh thờ uy nghiêm, hai bên là khánh thờ thần Già Lam, khánh thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập Điện Minh vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Địa Tạng, Chuẩn Đề, Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ.Nội điện chùa được bố trí rất đẹp, giữa tứ trụ là khánh thờ một tượng phật Di Đà rất lớn,… và hàng câu đối:
Phật nhật tăng huy vĩnh thùy vạn cổ
Pháp luân thường chuyến biến thập phương
Đến với Chùa Tiên Châu, du khách sẽ cảm nhận sự trang nghiêm uy nghi nơi cửa Phật, tượng Phật Bà Quan Âm đứng sừng sững đưa ánh mắt nhân hậu hiền hòa trải khắp cả nhân gian.
Tượng Quan Thế Âm với anh mắt nhân từ trải khắp nhân gian
Với những hàng liễu rủ bóng trên dòng sông bình lặng, thấp thoáng theo chiều gió những cánh hoa giấy, phong cảnh của ngôi chùa mang đâu đó nét thơ mộng của những ngôi chùa Hoa.
Mỗi vùng mỗi miền có những nét văn hóa riêng. Với những giá trị mà chùa Tiên Châu mang lại, trải qua nhiều năm tháng, ngôi chùa vẫn sống và không hề mờ mịt trong số 14.000 ngôi chùa của Việt Nam.
Khu du lịch sinh thái – trang Trại Vinh Sang
Khu du lịch này có dạng hình tam giác mà một cạnh nằm cặp theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện thành phố Vĩnh Long.
Tại Vinh Sang, du khách có thể tham gia trò chơi cảm giác mạnh đó là câu cá sấu từ 05 năm tuổi trở lên, du khách tự mình nhử mồi và câu cá sấu.
Khu du lịch Vinh Sang còn có một đàn đà điểu Châu Phi với hơn 60 con trưởng thành. Giữa thiên nhiên tươi mát của miền Tây Nam Bộ du khách thoả thích cưỡi đà điểu đi trên bãi cát. Đây là loài chim to lớn nhất thế giới được nuôi dưỡng và phát triển ngay giữa Đồng bằng châu thổ sông Mêkong, đây còn là một dịch vụ rất được ưa chuộng tại nơi này.
Cảm giác được cưỡi trên một con vật to lớn, cũng như phải khéo léo giữ thăng bằng sẽ làm bạn thấy thích thú. Ban đầu bạn sẽ được nhân viên khu du lịch giữ yên, để làm quen, sau đó sẽ tự điều khiển cưỡi đà điểu.
Du khách còn có thể tham gia chèo xuồng, giăng lưới, chài cá hoặc be mương tát cá…những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du khách tự tay mình chế biến món cá nướng thưởng thức ngay tại vườn cùng với rượu nếp nguyên chất hoặc rượu Đào Tiên, hoà mình vào nếp sông dân dã của người dân miền sông nước, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà qua loại hình Đờn ca tài tử, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái giữa một không gian thật an bình. Du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như: tắm sông – trượt nước, các bạn trẻ có thể đi xe đạp dạo quanh đường làng xuyên qua những vườn cây trái trên Cù lao An Bình…
Từ du lịch Vinh Sang, du khách đi bằng tàu du lịch vào sâu trong các con rạch nhỏ, tham quan những làng nghề truyền thống nổi tiếng của miệt vườn Nam Bộ nằm ven sông. Du khách được thưởng ngoạn nghề làm kẹo dừa truyền thống của người dân cù lao An Bình tại KDL Vinh Sang, thưởng thức những viên kẹo dừa thơm ngọt. Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan lò sản xuất gốm đỏ – một làng nghề truyền thống, nổi tiếng và đặc thù chỉ có ở Vĩnh Long.
Văn Thánh Miếu
VĂN THÁNH MIẾU – BIỂU TƯỢNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA MIỀN TÂY
Không thua kém văn miếu Quốc tử giám, Văn thánh miếu ngụ tại phường 4 của Thị Xã Vĩnh Long là một trong những di tích chứng nhận cho tinh thần hiếu học của cha ông ta thời xưa.
Nam Bộ nổi tiếng với ba văn thánh miếu của Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long. Trong đó Văn Thánh Miếu của Vĩnh Long được xây dựng vào năm 1866 – là nơi để các sĩ tử dùi mài kinh sử và hoạt động văn hóa, giáo dục lòng yêu nước.
Không thua kém văn miếu Quốc tử giám, Văn thánh miếu ngụ tại phường 4 của Thị Xã Vĩnh Long là một trong những di tích chứng nhận cho tinh thần hiếu học của cha ông ta thời xưa.
Nam Bộ nổi tiếng với ba văn thánh miếu của Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long. Trong đó Văn Thánh Miếu của Vĩnh Long được xây dựng vào năm 1866.
Đến thăm Văn thánh miếu, với quang cảnh thoáng đãng yên tĩnh, du khách như có cảm giác như vừa bước qua một cánh cổng khác của cuộc đời.
Cổng tam quan của Văn Thánh miếu được sơn màu vàng nhạt với hai nếp mái gồm một cổng chính và hai cổng phụ xây theo hình vòm. Bên trên cổng chính có đề dòng chữ Văn Thánh Miếu vuông vức. Hai câu đối bằng chữ Hán được khắc ở hai bên cột cổng với ngụ ý ca ngợi việc học hành theo Khổng tử.
Bao quanh con đường tráng nhựa trong Văn Thánh Miếu là hàng cây cổ thụ xum xuê lá, đầy tiếng chim hót líu lo, tạo nên một không gian yên bình, lâng lâng trong lòng người bước tới.
Nơi thờ Phan Thanh Giản
Nơi đây thờ các vị Văn Xương Đế Quân, Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản và cụ Phan Thanh Giản.
Nhắc tới Phan Thanh Giản, là người tài giỏi, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Nguyễn, trải qua ba đời vua là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Nhưng cuộc đời ông lại kết thúc bi thảm với bi kịch để mất ba tỉnh miền Tây gồm An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên vào tay Pháp.
Đã có nhiều hội thảo diễn ra nhằm phân tích về cuộc đời ông, nhất là trách nhiệm của ông để xảy ra bi kịch nêu trên. Ở đây, chúng ta sẽ không bàn quá sâu về vấn đề này. Nếu có cơ hội, bạn hãy ghé qua đây thắp nén nhang cho ông, một người hiếu học, thông minh, trong cuộc đời làm quan đã có nhiều cống hiến cho đất nước.
Phần mộ của Phan Thanh Giản không nằm ở Vĩnh Long, mà ở Bến Tre.
Ngoài ra, Văn Thánh Miếu còn thờ nhiều vị cựu quan có công với đất Vĩnh Long một thời như Đốc học Nguyễn Thông, Đốc bộ Trương Văn Uyển, giáo thọ Nguyễn Trí Mẫn…
Mỗi năm, Văn Xương Các nói riêng và Văn Thánh Miếu nói chung đều tổ chức ngày giỗ cho cụ Phan Thanh Giản (ngày 4 và ngày 5 tháng 7 âm lịch) và lễ truy điệu tưởng nhớ chung cho các vị quan quân (ngày 12 và 13 tháng 10 âm lịch). Ghé thăm Văn Thánh Miếu thời gian này, du khách sẽ phần nào cảm nhận được không khí trang nghiêm.
Nơi các sĩ tử dùi mài kinh sử và hoạt động văn hóa, giáo dục lòng yêu nước
Văn Thánh Miếu chứa đựng vô vàn loại sách trong khu Văn Xương Các – là nơi các sĩ tử thường tụ họp để học hành, bàn luận văn chương thi phú.
Văn thánh Miếu không chỉ là niềm tự hào của người dân Vĩnh Long mà còn được xem là biểu tượng về cội nguồn văn hóa của các tỉnh miền Tây. Là một điểm sáng chói lòa đại diện cho tinh thần hiếu học, lòng yêu nước, yêu quê hương vững bền bất diệt.
Cù Lao An Bình
CÙ LAO AN BÌNH – ĐIỂM DỪNG CHÂN NGHỈ DƯỠNG BÌNH AN
An Bình đất mẹ Cù Lao
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn lồng
Nằm giữa dòng sông Tiền hiền hòa trong mát, cù lao Anh Bình từ lâu đã là địa điểm du lịch xanh, mang đậm dấu ấn miệt vườn trong lòng khách du lịch.
Cù lao An Bình trôi dài theo dòng sông Tiền qua bốn xã là An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú của huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Được bồi đắp phù sa quanh năm, cù lao An Bình có đất đai màu mỡ, quanh năm đầy cây xanh trái ngọt.
Điểm hấp dẫn của An Bình đối với du khách chính là nét văn hóa miệt vườn thân thiện và mộc mạc. An Bình được bao quanh bởi sông ngòi chi chit, cơ man kênh rạch. Tham quan nơi đây, du khách sẽ được ngồi trên những chiếc xuồng nhỏ, văng vẳng điều hò bên tai để len lỏi khắp những con kênh con rạch, ghé thăm những vườn cây ăn trái trĩu quả. Hai bên bờ kênh rạch là những hàng liễu xanh vun vút, tạo cảm giác thật nhẹ nhàng êm ả và thoải mái với cái tên gọi gần gũi thân quen cây bần. Không chỉ rũ bóng bên kênh rạch, cây bần này còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn dân dã hấp dẫn như canh chua bần, bần chấm mắm…
Đến với các khu miệt vườn, du khách sẽ choáng ngợp với những cây ăn trái trĩu quả: sầu riêng, mít, chôm chôm, mận, xoài…Không chỉ được thưởng thức tại vườn, du khách còn có cơ hội bẻ từng chùm trái tươi đề làm quà cho gia đình, bè bạn. Không chỉ có miệt vườn trái cây, Cù Lao An Bình còn đón tiếp du khách với những trò chơi thú vị như cưỡi đà điểu trên cát, câu cá sấu, chơi xe trượt cỏ, đi xe đạp, xuống xuồng giăng lưới bắt cá, be bờ tát mương bắt cá…Những trò chơi đậm chất cuộc sống của con người miền Tây, vừa nhộn nhịp vừa mộc mạc đời thường đến khó quên.
Cách nghỉ ngơi qua đêm ở Cù lao An Bình cũng sẽ khiến du khách thích thú tò mò. Không khách sạn, không nhà nghỉ, nơi đây đón tiếp du khách nghỉ ngơi qua đêm chính tại những ngôi nhà miệt vườn mà du khách ghé thăm. Du khách có thể cùng ăn ở và sinh hoạt với người dân nơi đây. Bên ánh lửa đèn của buổi tối, nghe đôi câu hát tài tử Nam Bộ, nhấp chung rượu Mật nhân cay bổ dưỡng, ăn những món ăn quê: cá tai tượng chiên xù, chả giò chiên giòn, cá lóc nướng trui…
Nơi đây còn có trang trại nuôi trồng thủy sản Mê – Kông Đồng Phú với nhiều giống cá được nuôi tự nhiên trong các kinh rạch nhỏ. Du khách có thể tự mình dã ngoại, tự mình câu cá và chế biến món ăn.
Với những nét riêng không hòa lẫn với nơi nào, Cù Lao An Bình là địa điểm đáng để du khách tiêu tốn thời gian của mình, cùng gia đình thưởng thức những phút giây thoải mái và an nhàn, bỏ qua những mưu toan, căng thẳng và áp lực của cuộc sống.
Một số nơi tham quan tại Cù Lao An Bình
Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm loài cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài… xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon.
Nhà sàn ông Mười Ðầy: nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê. Nhà ông Mười Đầy là một trong số điểm tham quan ở cù lao này.
Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm của du khách.
Các vườn trái cây đặc sản khác Vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác.
Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30km, chuyên trồng bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của các tỉnh miền Tây .
Điểm du lịch An Bình cũng không kém, với những món: cháo hến; ốc đắng cuốn bánh tráng, dừa nạo và rau thơm; gỏi trái cóc; canh chua cá rô; cá lóc hấp bầu. Các món ăn này “càng dân dã” hơn khi khách được tham dự vào một vài công đoạn như: tự câu cá, hái rau, bắt ốc… Để cuộc du lịch sinh thái tích cực hơn, các chủ vườn còn tổ chức cho khách tham gia vào những sinh hoạt nông thôn để hiểu phần nào đời sống nhân dân vùng sông nước.
“Như vậy, du lịch Vĩnh Long không chỉ là một chuyến hành trình, mà còn là một trải nghiệm đáng nhớ, tận hưởng những khoảnh khắc thiên đàng nông thôn và khám phá văn hóa độc đáo của miền sông nước Nam Bộ. Hãy để Vĩnh Long là điểm đến tiếp theo của bạn và cùng chúng tôi thả mình vào vùng đất yên bình, thân thiện và đẹp đẽ này. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp, thực phẩm ngon và những giá trị văn hóa đầy sức sống tại Vĩnh Long. Hãy bắt đầu chuyến hành trình của bạn ngay hôm nay và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ tại thiên đàng sông nước miền Tây.”