Khám phá vẻ đẹp mê hoặc của miền Tây Nam Bộ tại đất nước hình chữ S không thể thiếu chuyến du lịch An Giang. Với cảnh quan tự nhiên hoàn hảo, đa dạng văn hóa và lịch sử đa sắc, An Giang là một điểm đến tuyệt vời dành cho những người yêu thích khám phá và trải nghiệm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những điểm đặc biệt của du lịch An Giang, từ những cảnh quan thiên nhiên tới những nét văn hóa độc đáo, giúp bạn lập kế hoạch cho hành trình khám phá đầy thú vị tại vùng đất này.
Tổng hợp các địa điểm vui chơi giải trí tham quan tại An Giang
Tên | Vị trí |
Huyện Tịnh Biên | |
Khu thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí Tịnh Biên (đang xây dựng) | |
Chợ Tịnh Biên | |
Khu Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư | |
Khu du lịch Núi Cấm | Trên Núi Cấm |
Khu du lịch Núi Két | |
Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp |
|
Du lịch sinh thái vườn dâu tằm, nhãn |
đường Miễu Bàu Mướp, ấp Đông Thuận, xã Thới Sơn |
Du lịch sinh thái vườn xoài, vườn quýt đường | trục HL13 (tuyến TL948 – TL949) xã An Cư |
Vườn mãng cầu, hồng quân kết hợp ẩm thực |
trục HL6, xã An Phú |
Thị xã Tân Châu | |
Khu thương mại dịch vụ, cửa khẩu Vĩnh Xương | |
Siêu thị Tân Châu | P. Long Thạnh |
Chùa Núi Nổi (Phù Sơn Tự) | |
13 ngôi nhà cổ | khóm Long Hưng 2 và Long Thạnh 1 |
Mộ Sư Ông Gò Mối |
|
Du lịch sinh thái Sông nước | Xã Vĩnh Hòa |
Huyện An Phú | |
Khu thương mại dịch vụ Khánh Bình | |
Chợ Rau dưa xuất khẩu | TT Long Bình |
Chợ Long Bình | TT Long Bình |
Khu du lịch Búng Bình Thiên | Xã Khánh Bình |
Thành phố Long Xuyên | |
Trung tâm phân phối bán buôn cấp vùng thành phố Long Xuyên | |
Chợ nổi Long Xuyên | |
Chợ đêm đường Phạm Hồng Thái và đường Bùi Văn Danh |
|
Phố đi bộ Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ |
|
Công viên văn hóa Tp. Long Xuyên | P. Mỹ Thới |
Bảo tàng An Giang | |
Vườn sinh thái Mỹ Khánh | Xã Mỹ Khánh |
Vườn dâu tằm Đà Lạt Hai Thuận |
Xã Mỹ Khánh |
Vườn sinh thái Út Ngọc |
Xã Mỹ Khánh |
Chợ Bình Khánh | P Bình Khánh |
Khu Du lịch Mỹ Hòa Hưng | Mỹ Hòa Hưng |
Nông trại Phan Nam |
|
Thành phố Châu Đốc | |
Khu vui chơi giải trí thị xã Châu Đốc | |
Sân đua bò phục vụ khách du lịch tại Châu Đốc | P. Châu Phú B |
Khu du lịch bãi bồi Vĩnh Mỹ | Phường Vĩnh Mỹ |
Khu DL lồng hồ Trương Gia Mô | Phường Núi Sam |
Khách sạn nổi trên sông | P. Vĩnh Mỹ |
Siêu thị Trưng Vương | P. Châu Phú B |
Khu du lịch Quốc gia Núi Sam |
|
Vườn tượng Núi Sam | P. Núi Sam |
Huyện Tri Tôn | |
Khu Thương mại cửa khẩu phụ Vĩnh Gia | Xã Vĩnh Gia |
Khu Du lịch Hồ Soài So | Xã Núi Tô |
Khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp |
|
Nhà mồ Ba Chúc | |
Huyện Thoại Sơn | |
Khu Du lịch Núi Sập | |
Khu di tích văn hóa Óc Eo | TT Óc Eo |
Huyện Châu Phú | |
Siêu Thị Cái Dầu | |
Huyện Phú Tân | |
Khu Thương mại – Dịch vụ Chợ Vàm | Chợ Vàm |
Khu du lịch sinh thái lồng hồ Tân Trung | Tân Trung |
Huyện Chợ Mới | |
Chợ đầu mối nông sản Cù lao giêng | Bình Phước Xuân |
Chợ Mỹ Hòa | Nhơn Mỹ |
Chợ Mỹ Hiệp | Mỹ Hiệp |
Chợ An Khánh | Hòa An |
Chợ An Lương | Hòa Bình |
Nhà thờ Cù Lao Giêng | xã Tấn Mỹ |
khu du lịch Cồn Én Tấn Long | xã Tấn Mỹ |
Điểm du lịch sinh thái Út Hùm | xã Tấn Mỹ |
Khu sinh thái Mỹ Luông |
|
Huyện Châu Thành | |
Khu nghỉ dưỡng sinh thái Bình Thạnh | xã Bình Thạnh |
Chợ cụm dân cư Cần Đăng (GĐII) | xã Cần Đăng |
Chợ cụm dân cư Hòa Bình Thạnh (GĐII) | xã Hòa Bình Thạnh |
Các tuyến du lịch An Giang
Gợi ý cho bạn một số tuyến du lịch trong tỉnh An Giang hoặc du lịch liên tỉnh.
Tuyến trong tỉnh An Giang:
Tour Tịnh Biên
- Tuyến Tây Trà Sư: Nhà Bàng – Miễu Bào Mướp – Tham quan vườn dâu, nhãn – Chùa Thới Sơn (cây Lâm Vồ hơn 100 tuổi) – Đình Thới Sơn – Thưởng thức bột huyền Xuân Đạt – Chùa Phước Điền (Trại ruộng) – Rừng Tràm Trà Sư – Xã Núi Voi (tham quan vùng sản xuất khô nhái) – Giáo xứ Chi Lăng.
-
Tuyến du lịch theo hướng tỉnh Lộ 948: Nhà Bàng – KDL và hang chiến sĩ Núi Két – Chùa Cây Khoa – tham quan hồ OTuksa – Hương lộ 13 tham quan và nghỉ chân tại điểm vườn xoài keo – vườn quýt đường – Tham quan HTX dệt Thổ cẩm Khơmer Văn Giáo – Tham quan điểm nuôi chim yến (mua sắm các sản phẩm yến) tại xã Vĩnh Trung – Chùa Bửu Sơn – Tham quan KDL Núi Cấm (tham quan vườn xoài, quýt hồng, sầu riêng, xoài, bơ).
-
Tuyến du lịch theo hướng Quốc lộ 91: Nhà Bàng – Khu du lịch Cửu Trùng Đài. – Tham quan vườn Chúc – Mua trái cây theo mùa dọc tuyến đường: nho rừng, đào, xoài – Tịnh xá Ngọc Thanh – Theo Hương lộ 6 tham quan vườn mãng cầu kết hợp ăn món rừng tại quán Ô Tà Bang – tham quan vườn Hồng quân, quýt đường – Chùa Phật Nằm (chùa Bánh xèo) – Chợ Biên Giới Tịnh Biên.
-
Tuyến du lịch theo hướng Tỉnh lộ 955A: Nhà Bàng – Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) – Căn hầm bí mật Văn phòng Huyện ủy – Chốt thép Nhơn Hưng – Tham quan HTX SX & TT đường thốt nốt Nhơn Hưng – Chùa Kim Tiên – Chùa Lầu – Chùa Thành Xuân – Chợ Biên Giới Tịnh Biên.
- Tour Tịnh Biên: cụm di tích chùa Phật, chùa Phước Điền, Đình thần, Núi Két xã Thới Sơn; Núi Trà Sư thị trấn Nhà Bàng; Núi dài nhỏ (Núi Dài Năm Giếng); Chùa Hòa Thạnh, Đình Thần, Khu căn cứ Hầm bí mật, Chốt Thép xã Nhơn Hưng.
Tour Chợ Mới:
- Tour tâm linh ở cù lao Giêng: nhà thờ cù lao Giêng, Tu viện chúa Quan phòng, Tu viện Phanxico, chùa Thành Hoa, chùa Phước Thành, nhà thờ Rạch Sâu.
- Nhà thờ cù lao Giêng đi làng xuồng Mỹ Hiệp
- Nhà thờ cù lao Giêng đi Tu viện Phanxico và vườn sinh thái Út Hùm
- Nhà thờ Cồn Phước (Mỹ An) đi làng nghề đan lác và vườn sinh thái Út Hùm
- Chùa Thành Hoa đi nhà thờ cù lao Giêng-chùa Phước Thành về vườn sinh thái Út Hùm
- Vườn sinh thái Út Hùm đi chùa Phước Thành.
Tour hỗn hợp:
- Khu du lịch Óc Eo (huyện Thoại Sơn) – Núi Cô Tô (huyện Tri Tôn)
- Tour du lịch trên sông Tiền: Cù lao Giêng (Chợ Mới) – làng lụa Tân Châu (Tân Châu) – cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương (Tân Châu);
Tuyến liên tỉnh
- Châu Đốc – Chùa Bà núi Sam – Cửa khẩu Xuân Tô – Núi Cấm – Tức Dụp – Ô Tà Sóc – Nhà Mồ Ba Chúc – Hà Tiên – Kiên Giang;
- Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn – Thoại Sơn – Hà Tiên – Phú Quốc (Kiên Giang)
- Du lịch theo tuyến đường N1: Tây Nguyên – Xuyên Á đến Tân Châu – Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc;
Thời điểm đi du lịch An Giang
- Lễ Hội Vía Bà Chúa xứ Bàu Mướp vào dịp 19,20,21 tháng 4 âm lịch
- Lễ Giỗ Phật Thầy Tây An vào dịp 12 tháng 8 âm lịch
- Hội Đua bò Bảy Núi vào tháng 8 âm lịch hàng năm kết hợp với Lễ Sel Dolta của đồng bào dân tộc Khmer
- Lễ Cúng Trăng (Ok Om Bok).
- Tết Chôl Chhnăm Thmây.
- Lễ Nhập hạ; lễ Xuất Hạ.
Những Điểm Đến Không Thể Bỏ Lỡ Khi Du Lịch An Giang
Chợ Châu Đốc
Gọi nơi đây là vương quốc mắm quả không sai vì khi bước chân đến đây, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng và chủng loại mắm. Các quầy bán chiếm gần một nửa chợ. Từ xa đi tới đã nghe mùi mắm thơm nồng.
Mỗi loại mắm được chất vào từng thau riêng, các thau được xếp theo từng dãy hàng một như dạng bậc thang, nhìn xa xa như những “núi mắm”.
Các loại mắm được ưa chuộng phải kể đến là mắm Thái, mắm cá linh, mắm sặc, mắm cá rô, mắm cá trê, mắm cá lóc… Khi mua mắm về cho người thân, bạn bè, bạn nhớ trả giá nhé.
Trong chợ còn các hàng khô (khô cá, khô bò), những hàng bán món ăn chơi như bánh, thốt nốt, cà na, me Thái…
Nằm kế chợ không xa là hai quảng trường A và B, đây là nơi vào buổi tối sẽ tấp nập các hàng ăn uống phục vụ các thực khách cho đến tận nửa đêm.
Thương hiệu mắm nổi tiếng của Châu Đốc là mắm Bà Giáo Khoẻ, cụ thể là những cơ sở sản xuất bốn số bốn, năm số năm, sáu số sáu, bảy số bảy. Đó là những con cháu nối nghiệp làm mắm và đặt thêm thứ tự của mình.
Trong đó được biết đến nhiều nhất là mắm Bà Giáo Khoẻ 55555. Địa chỉ của cửa hàng không nằm trong chợ mà ở tại số 121 tổ 5, khóm Châu Long 6 trên đường Nguyễn Văn Thoại. Ở đây có mặt bằng rộng và giao thông thuận lợi cho việc nhập xuất hàng.
Bồ đề Đạo Tràng
Nằm gần quảng trường là Bồ đề Đạo Tràng, được xây dựng những năm 50 của thập niên 90 (nói ngắn gọn là năm 1952). Tại đây có cây bồ đề được trồng từ cành chiết cây bồ đề bảo thụ, nơi Phật Thích Ca thiền định. Ngoài ra còn có một ít đất trồng cây bồ đề bên Ấn Độ và viên ngọc xá lợi Phật Thích Ca được thờ trong chính điện.
Đình Châu Phú
Thăm chợ xong, bạn có thể ghé qua đình. Đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh do Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) lập vào năm 1820. Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 5 âm lịch diễn ra hội Đình Châu Phú.
Bảy Núi – Du lịch An Giang
Bảy Núi là 7 ngọn núi tiêu biểu trong 37 ngọn núi ở 2 huyện. Tên của bảy ngọn núi là:
- núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn)
- núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)
- núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
- núi Dài (Ngọa Long Sơn)
- núi Tượng (Liên Hoa Sơn)
- núi Két (Anh Vũ Sơn)
- núi Nước (Thủy Đài Sơn)
Vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục… đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)…và đặc biệt hơn cả là hội Đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch hằng năm… Trong số 7 núi thì núi Cấm là nổi tiếng nhất. 6 núi còn lại dù không được đầu tư về du lịch nhiều như núi Cấm, nhưng vẫn thu hút những ai đam mê độ cao, thích chinh phục. Núi ở An Giang được chia làm hai loại là dạng dốc và dạng thấp thoải. Dạng một có thể kể đến như núi Cấm, núi Cô Tô (một số người gọi là núi Tô), núi Dài.
Núi Trà Sư
Từ núi Sam đi đến vùng bảy núi, bạn nên ghé thăm núi Trà Sư, dù không được xếp vào Bảy Núi, nhưng ngọn núi được khá nhiều người tham quan đi đến vùng đất này.
Núi cao 146m, được xếp những ngọn núi nhỏ nhất. Đường đi trên núi khá dễ dàng, vì đã được làm bậc thang, và có thêm lan can.
Bậc thang được thiết kế kèm với lan can, nhờ đó trẻ em hay người lớn đều có thể leo được.
Nếu đi leo núi vào lúc sáng sớm, bạn có thể vô tình bắt gặp những đoàn leo núi nhỏ, đó là những nhóm tập hợp rủ nhau leo núi để rèn luyện sức khoẻ.
Dù không “to cao” như những núi khác, nhưng khi leo lên tới đỉnh, bạn vẫn cảm nhận được không khí mát mẻ trong lành, nhìn xuống dưới thấy khung cảnh của thị trấn Nhà Bàng, nhìn thấy núi Két, núi Dài Năm Giếng và những phong cảnh quê hương như những ruộng lúa mênh mông.
Ngoài ra, trên núi có chùa và miếu được nhiều khách hành hương ghé thăm.
Núi Két
Dễ dàng nhận ra núi Két khi ở lưng chừng núi có một hòn đó có hình dạng giống con Két.
Có thể nói nơi đây lưu lại nhiều dấu ấn của một thời mở đất và của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương (giáo chủ giáo phái là thầy Đoàn Minh Huyên – mộ thầy nằm sau chùa Tây An núi Sam).
Dấu ấn được thể hiện ở 3 di tích dưới chân núi là đền Thới Sơn, chùa Thới Sơn, chùa Phước Điền. Ngoài ra còn có vùng đất xã Thới Sơn, nơi Phật Thầy và các đệ tử trước kia tới khai hoang.
Núi Bà Đội OmĐối diện núi Cấm là núi Bà Đội Om. Có thể đi theo hướng tỉnh lộ 948 lên núi Bà Đội Om, hoặc theo hướng từ chùa Làng Trái sẽ gần hơn nhưng đường đi cũng khó khăn hơn.
Trên triền núi có rất nhiều tảng đá khổng lồ, nằm ngổn ngang hoặc chồng chất lên nhau, mà đường đi chỉ là một dốc nhỏ, nên người không quen phải đi cẩn thận.
Núi có vô số hang động lớn nhau, trên đường lên núi trước các hang hoặc các hòn đá to có hình thù đặc biệt, người dân đặt các điện để thờ cúng.
Mặc dù còn đơn sơ, nhưng núi vẫn có một vài chòi lán phục vụ khách du lịch đến leo núi vào cuối tuần hoặc hành hương dịp lễ rằm.
Núi Dài Năm Giếng
Vùng Bảy Núi có 2 ngọn núi dài, một là núi Dài Năm Giếng nằm gần núi Két, hai là núi Dài Lớn nằm gần núi Cấm.
Có một con đường mòn để lên núi, để lên tới được đỉnh núi bạn mất tầm 1 tiếng.
Lên trên núi Dài, bạn có thể vô tình bắt gặp những hòn đá lấp lánh được dùng làm đá ốp lát trang trí.
Lên khoảng 200m, bạn sẽ bắt gặp một ngôi Miếu nằm trên một tảng đá lớn, trên đó có 5 lỗ hỏm, từ hình dáng đó người ta gọi là 5 giếng. Điều đặc biệt là vào mùa khô, nước ở 5 giếng này vẫn đầy.
Núi Dài Lớn
Núi dài nhất trong số bảy núi, nhìn từ trên cao xuống, giống một con rồng (bạn nào xem truyện YaiBa sẽ nhớ đến chi tiết con rồng sống dậy từ lòng đất)
Trên núi có suối Ông Sóc hay còn gọi là Ồ Tà Sóc.
Núi khá to, trải dài 8km qua 4 huyện, vì thế leo lên núi có thể bị lạc đường. Con đường lên núi tuy dốc, nhưng được trải bê tông nên cũng không gây quá nhiều khó khăn.
Lên núi bên cạnh cây rừng, bạn sẽ thấy các rẫy trồng cây màu và chòi canh của người dân. Leo tới đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa, mới thấy phong cảnh thiên nhiên thật hữu tình. Tuy vậy, núi dài lại ít được lựa chọn làm địa điểm du ngoạn.
Cù Lao Giêng
Cù Lao Giêng nằm một mình đơn lẻ giữa bốn bề non xanh nước biếc của dòng sông Tiền hiền hậu, trải dài qua ba xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân. Xen lẫn nét khoáng đãng, tươi mát của sóng nước, Cù Lao Giêng mang trong mình những dấu vết của lịch sử hấp dẫn đầy mời gọi khách du lịch An Giang.
Cù Lao chỉ dài 12km, rộng 7km, nhưng rất đáng để du khách ghé qua.
Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô vàn chủng loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia. Hiện nay, bên trong còn thờ những bài vị của các anh hùng liệt sĩ cách mạng dưới hình thức tôn giáo để che mắt giặc trong thời chiến tranh.
Khách du lịch An Giang sẽ ray rứt không yên nếu bỏ qua cơ hội thăm quan thánh đường đầu tiên của Xứ Nam Kỳ – thánh đường Cù Lao Giêng. Hoàn thành vào năm 1877, trước cả nhà thờ Đức Bà, thánh đường này còn có tên gọi khác là Đầu Nước, mang trong mình cả lịch sử, văn hóa và tôn giáo của một thời đại dài. Lịch sử kể lại, thánh đường này là cầu nối giữa những cha xứ truyền đạo từ Campuchia sang Việt Nam.
Thánh đường cù Lao giêng
Mang đậm lối kiến trúc cổ xưa của Pháp, thánh đường là biểu tượng cho một công trình nguy nga và hoành tráng. Cho đến ngày nay, thánh đường Cù Lao Giêng cùng các hệ thống quần thể tu viện và nhà thờ nơi đây như nhà thờ Rạch Sâu, nhà thờ thánh Franxico vẫn còn giữ nguyên vẹn.
Với quê sông nước hữu tình nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như Quần thể kiến trúc Thiên chúa giáo xã Tấn Mỹ, Thánh đường Cù lao Giêng, Chùa Đạo Nằm, Phủ thờ Mã Tộc, Chùa Bà Vú,… Cũng là nơi xuất thân của nhiều danh nhân An Giang.
Núi Cấm
Được mệnh danh là nóc nhà của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hoặc một Đà Lạt thứ hai giữa vùng sông nước miền Tây, có giá trị lớn về du lịch, văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng, bên cạnh Núi Sam, Núi Cấm đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch An Giang.
Đây là địa danh du lịch rất nổi tiếng của An Giang và ĐBSCL vì khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi.
Các cách để lên núi Cấm:
Nếu bạn đi xe máy đến núi Cấm, bạn phải gửi xe ở chân núi, và chọn những cách sau để lên núi
- Đi bộ
- Đi xe ôm hoặc xe 7 chỗ của ban quản lý
- Cáp treo
Cáp treo
Nếu bạn đi Cáp treo , trên tỉnh lộ 928 từ hướng Châu Đốc xuống, bạn quẹo phải vào Cáp Treo Núi Cấm, sau đó gửi xe vào bãi và lên ga cáp treo. Đi cáp treo có ưu điểm là nhanh chóng, ngồi trong cabin, bạn có thể quan sát được toàn cảnh núi.
Ga đến của cáp treo nằm trên vò Ông Bướm, từ đây đi đến hồ Thuỷ Liêm khoảng 200m.
Đi xe
Nếu bạn đi xe lên núi, bạn đi lên thêm một chút nữa, qua cổng và gửi xe vào bãi. Tại đây không cho đi xe cá nhân lên thăm núi.
So với đi xe ô tô, đi xe ôm giá sẽ mềm hơn. Điều thú vị là trong đội ngũ lái xe còn có sự tham gia của các chị em. Tuy là phụ nữ, nhưng tay lái của họ rất chắc chắn, trong đường đi lên núi, bạn sẽ được giới thiệu nhiều cảnh đẹp, hoặc được “chỉ điểm” những chỗ chụp hình lý tưởng, vì thế các chị còn kiêm luôn công tác nhiếp ảnh nghiệp dư.
Nếu có thể lực tốt và mong muốn chinh phục núi Cấm, bạn có thể lựa chọn phương án đi bộ.
Hồ và suối Thanh Long
Trước khi lên đỉnh núi, bạn sẽ đi ngang qua hồ Thanh Long. Hồ được đầu tư xây dựng để phục vụ dân sinh, phục vụ du lịch và chống cháy rừng vào mùa khô. Du khách đi tham quan vào mùa mưa, lúc này suối nhiều nước, sẽ mang lại cảm giác thích thú khi được hoà mình vào dòng nước mát lạnh, nghe tiếng suối chảy rì rào.
Nếu đi cáp treo, khi xuống ga, bạn đi bộ theo đường mòn khoảng 10 phút là tới suối.
Các địa điểm du lịch trên đỉnh núi Cấm
- Chùa Vạn Linh
- Chùa Phật lớn
- Tượng Phật Di Lặc
- Hồ Thuỷ Liêm
- Vò Hồ Hong
Tượng Phật Di Lặc
Tượng Di Lặc được hoàn thành vào cuối năm 2005, được xác nhận kỷ lục Việt Nam vào đầu năm 2006, và công nhận kỷ lục to nhất Châu Á vào tháng 05/2013
Tượng cao 33m, diện tích bệ tượng 27×27 m, tổng trọng lượng cả nền và tượng lên đến gần 1.700 tấn. Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương.
Du khách đứng ở vị trí nào trên núi Cấm cũng thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu.
Đến Chùa Phật Lớn, du khách sẽ được ngắm nhìn Ngọc Xá Lợi Phật (kim thân còn lại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi hoả táng) và xá lợi của các vị cao tăng, được đem về từ Ấn Độ và làm lễ rước vào chùa ngày 14/10/2015.
Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm. Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái… núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng thiên nhiên…
Vò Bồ Hong
Trên núi Cấm có khá nhiều vò, đó là chỏm cao trên núi. Vò cao nhất là vò Bồ Hong, được đặt theo tên loài hồ bong trước kia sống rất nhiều ở đây.
Trên vò có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đứng trên đây bạn được nhìn bao quát toàn cảnh núi, thấy cả tượng Phật Di Lặc.
Món ngon trên núi
Lên núi Cấm bạn đừng quên thưởng thức món bánh xèo. Ở đây có cả bánh xèo chay để phục vụ các Phật tử. Đặc biệt bánh xèo được ăn kèm với các loại rau rừng, rất ngon. Dễ dàng tìm thấy quán ăn nằm gần chùa Vạn Linh, kế bên là nhà trọ Thuỷ Ngân.
Nơi nghỉ ngơi
Khách đi tham quan núi Cấm, đã có sẵn phòng trọ và nhà nghỉ ngay trong khu du lịch Núi Cấm, bao gồm:
Dưới chân núi
- Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm
- Núi Cấm Resort
Trên đỉnh núi
- Nhà nghỉ Ngọc Lan gần hồ nước
- Nhà trọ bình dân Thuỷ Ngân dưới chân núi Vạn Linh.
Núi Sam – Du lịch An Giang
Núi Sam cao 284 m có chu vi 5.200m, là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Các tỉnh miền tây. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Ðồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông.
Nhìn từ xa, ngọn núi mang dáng dấp con Sam này ẩn chứa sự lẻ loi, cô đơn giữa vùng đồng bằng Long Xuyên – Châu Đốc. Là núi trẻ, nhiều cây xanh bóng mát với nhiều màu áo, bao quanh bởi kênh rạch, đền chùa cổ, đã không ít người ví quang cảnh núi Sam như một bức tranh phong thủy đẹp và cuốn hút.
Chùa Huỳnh Đạo
Trên con đường đi lên núi, du khách có thể ghé ngang qua chùa Huỳnh Đạo. Chùa cũng chỉ mới được xây dựng gần đây, vào năm 1996. Nhưng nhờ có khuôn viên rộng rãi, hồ nước… mà được nhiều đoàn khách ghé qua.
Các địa điểm du lịch trên núi Sam
Trên và quanh núi Sam có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử – Văn hoá núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia.
- Miếu Bà Chúa Xứ
- Lăng Thoại Ngọc Hầu
- Chùa Tây An
- Đình Thần Vĩnh Tế
Miếu Bà Chúa Xứ
Từ chân núi đi lên là gặp Miếu Bà Chúa Xứ. Miếu có kiến trúc khá đồ sộ, được làm lại mới vào khoảng thời gian 1972-1976.
Đi vào Chánh điện, sẽ thấy bàn thờ Bà, một pho tượng cao gần 2m, đầu đội mão, khoác áo bào đỏ thêu hình rồng phượng. Hai bên bàn thờ Bà, còn có bàn thờ Cô và Cậu. Hương khói nơi đây luôn nghi ngút.
Tượng Bà xưa kia nằm trên đỉnh núi Sam, sau này được người dân đem xuống núi thờ. Trên đỉnh núi vẫn còn dấu tích bệ thờ. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.
Hằng năm, cứ vào ngày 24/04 âm lịch sẽ diễn ra lễ hội Vía Bà, đây là ngày năm xưa Bà được rước xuống núi. Đúng 12h khuya, sẽ làm lễ tắm Bà, tượng được tắm và thay y phục mới. Sau khi tắm, nước, các mảnh y phục cũ được cắt ra và trái cây thờ trong điện sẽ được phát lộc cho mọi người.
Vào ngày 25/04 là lễ rước bài vị từ Lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, đoàn rước rất long trọng.
Ngày 26/04 có tổ chức múa lân, hát bội.
Ngày 27/04, rước bài vị về lại Lăng Thoại Ngọc Hầu.
Từ miếu Bà đi lên sẽ là địa điểm của Chùa Tây An và lăng Thoại Ngọc Hầu.
Chùa Tây An
Chùa gây ấn tượng với nhiều màu sắc khá rực rỡ, lối kiến trúc là sự kết hợp giữa nhiều nền văn hoá như: Ấn, Hồi, Hoa, Việt.
Chùa cũng sở hữu số lượng tượng khá đồ sộ là 11270. Khi bước vào sân chùa, bạn sẽ thấy tượng hai con voi, trong đó con voi trắng có sáu ngà, được tạc dựa theo tích Hoàng hậu Maya mơ thấy voi 6 ngà rồi sinh ra Đức Phật.
Sau chùa có ngôi mộ của Phật Thầy Đoàn Minh Huyên, là giáo tổ của đạo Lành. Thầy được biết tiếng, và nhiều người theo trở thành tín đồ. Nhưng sau đó xảy ra thăng trầm mà Thầy vào chùa Tây An tu và mất tại đây.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng nằm trên sườn núi Sam. Trong sân có ba ngôi mộ lớn, mộ Thoại Ngọc Hầu nằm ở giữa. Bước vào không gian này, bạn sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm và cổ kính, nơi nằm xuống của một con người đã dành phần lớn cuộc đời mình gắn bó với vùng đất nam bộ này, có công khai phá vùng ĐBSCL.
Đường lên đỉnh núi Sam
Có hai con đường để lên đỉnh núi: con đường nhựa và con đường mòn. Bạn nên đi cả hai con đường này để thưởng thức hết vẻ đẹp của núi.
Con đường nhựa mình dễ dàng thấy trên bản đồ của google map, nhưng con đường mòn phải dùng bản đồ vệ tinh. Con đường này xuất phát từ lăng Thoại Ngọc Hầu (chấm màu xanh) để đi lên đỉnh núi.
Đường nhựa rộng rãi cho xe máy, xe ô tô đi. Nếu bạn đi xe ôm lên thì lúc xuống đi bộ theo con đường mòn xuống, trên đường đi ngang qua nhiều am cốc.
Con đường quanh co đưa du khách lên đỉnh núi ngập tràn nhiều loại cây bụi, cây chồi tái sinh xen những vạt tầm vong đều vạt hai bên đường trong cái không khí êm đềm, nảy nở của mùa xuân. Xen lẫn điệp, bằng lăng, trâm…và những cây phổ biến của rừng thứ sinh, quý khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn hoa Ti-gôn quý phái. Không rõ nguyên nhân và không biết từ bao giờ, núi Sam có khá nhiều hoa Ti-gôn, ngắm nhìn những cánh hoa hồng tươi, leo quấn trên thân cây điệp hay lăng ổi..nghe văng vẳng bên tai tiếng chim hót, gió reo…du khách sẽ có cảm giác như cuộc sống thật bình yên và đáng yêu.
Ngoài những địa điểm nổi bật trên, bạn có thể kết hợp đi tham quan thêm một vài nơi như: Chùa Hang, đình Vĩnh Tế, miếu ông Nghè Trương Gia Mô.
Rừng Tràm Trà Sư
Với sinh cảnh rừng tràm ngập nước và hệ động thực vật phong phú, rừng tràm Trà Sư biểu trưng cho nét đẹp mùa nước nổi An Giang
Đây cũng là khu rừng ngập nước nội địa thứ 6 của các tỉnh miền tây . Mặc dù đường vào rừng còn gập ghềnh ổ gà, ổ voi nhưng ai đã một lần đặt chân đến đây sẽ nhanh chóng bị không gian huyền bí của rừng cuốn hút…
Trước khi vào rừng tràm Trà Sư, bạn sẽ đi xe qua bờ kênh, bọc qua một góc rừng. Đây là một con đường đất đỏ, dọc hai bên đường, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những đồng lúa mênh mông bát ngàn xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao vút ngàn.
Đứng trước cây cầu vào cổng, trước mắt du khách hiện ra con kênh dài với dòng nước mát lành, thi thoảng lại có chú cá vẫy đuôi làm xao động mặt nước. Ngay cạnh đó là cả dãy rừng tràm xa tít, ngăn ngắt màu xanh. Từ đây, du khách không đi bằng xe nữa mà phải dùng ghe, xuồng nhỏ để dễ dàng len lỏi trong các ngóc ngách của rừng. Ngồi trên xuồng, nhè nhẹ từng nhịp chèo khua trên dòng nước trong xanh, ngắm hàng chục loài chim hót véo von trên từng ngọn tràm mà ngỡ như mình đang lạc vào xứ sở thần tiên.
Được đầu tư như một khu du lịch sinh thái, đến với rừng tràm Trà Sư, với giá vé từ 50.000 – 60.00/người/thuyền (3 – 5 người), quý khách sẽ được đi sâu vào khu du lịch để tham quan cận cảnh rừng tràm. Ngắm nhìn những mảng bèo xanh ngát mênh mông trải dài trên mặt nước, từng đàn cò trắng tung bay kín cả vạt rừng, tận mắt chứng kiến nhiều muôn thú, chim cá sinh hoạt ẩn hiện bên những tán tràm cổ thụ trong xanh.
Đất lành chim đậu, một số loài chim nước sống quanh năm ở đây như cò, cồng cọc, dang sen, bìm bịp, lele… Ngoài ra còn có cả dơi quạ.
Trung tâm rừng tràm Trà Sư còn được xây dựng một ngọn tháp ngắm cảnh. Tại đây, quý khách có thể nhìn bao quát toàn bộ rừng tràm với kính viễn vọng (tầm nhìn xa 25km). Quanh rừng tràm, thấp thoáng xa xa còn có khá nhiều ngôi làng của đồng bào Khmer và Kinh sinh sống, nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc như dệt lụa Khmer siêu, thổ cẩm, làng nuôi ong mật, khu tinh cất tinh dầu tràm…
Rừng tràm Trà Sư là một trong số những khu sinh thái rừng tràm còn sót lại ít ỏi của Việt Nam. Với sự đa dạng cả về động vật và thực vật, ghé thăm rừng tràm là một cơ hội để du khách trải nghiệm thực tế với thiên nhiên hoang dã.
Các bạn nhớ du lịch an toàn, không gây cháy rừng đáng tiếc để cùng chung tay bảo vệ thế giới cổ tích tuyệt đẹp này.