CHÙA TÔN THẠNH – NGÔI CHÙA VỚI NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ
Một buổi bình minh viếng cửa Thiền
Kìa Chùa Tôn Thạnh cảnh thiêng liêng
Chùa cổ Tôn Thạnh hay còn gọi là chùa Lan Nhã – địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử về một nhà thơ, một thi sĩ yêu nước. Là địa điểm thu hút khách du lịch xa gần bởi sự hiền hòa, bình lặng và trang nghiêm.
Ngôi chùa cổ sừng sức mang đậm dấu ấn của đầu thế kỉ 19
Long An mang trong mình một lịch sử lâu đời với nền văn minh Óc Eo của vương quốc cổ Phù Nam, trải đậm dấu ấn của văn hóa phật giáo Ấn Độ, hiền hòa chất phác với những con người quê mộc mạc hiếu khách. Nằm cách trung tâm huyện Cần Giuộc khoảng 3km, chùa Tôn Thạnh được xem là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Và đây cũng là nơi nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiều từng tá túc, sáng tác nên tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Chùa Tôn Thạnh được xây dựng từ những năm 1808, gắn liền với cả cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Nằm khuất trong những tán cây xanh tươi tốt quanh năm, Chùa mang lại một không khí bình yên đến lạ kỳ. Ngôi chùa là cả một câu chuyện cổ tích về thiền sư Viên Ngộ – người đã suốt đời hy sinh bản thân để tạo phước cho chúng sinh. Đó cũng là lý do chùa còn có một tên gọi khác là chùa Ông Ngộ.
Lịch sử ghi chép chùa được xem là một trong những nơi nổi tiếng về tráng lệ và huy hoàng của đất Gia Định. Áp dụng lối kiến trúc cổ độc đáo, các hoa văn trong chùa được đánh giá khá kỹ xảo và tỉ mỉ đến từng centimet. Khu vườn chủa chùa còn được xây dừng tòa tháp ba tầng hình lúc giác giữ nguyên vẹn nét cổ kinh của nơi đây.
Trong kháng chiến chống Pháp, chùa trở thành căn cứ của nghĩa quân kháng chiến, là nơi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ẩn cư, dạy học làm thơ và làm thuốc. Ngôi chùa còn nổi tiếng với cuộc nổi dậy tập kích đồn Tây Dương vào năm Tân Du, chém rơi đầu quan hai Phú Lang Sa tàn bạo.
Trải qua những nét thăng trầm, ngôi chùa vẫn còn lưu đậm quang cảnh cũ
Trải qua những cung bậc thăng trầm của thời gian, chùa Tôn Thạnh đã nhiều lần được tu sửa. Tuy nhiên quang cảnh cũ vẫn còn đậm nét. Ngôi chùa bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang. Lối kiến trúc cổ xưa được thể hiện rõ nét nhất qua các kiến trúc chạm khắc trên hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, các tượng phật, các hoành phi câu đối chữ.
Bước đến chùa Tôn Thạnh một sáng bình minh, để thưởng thức cái trong lành, bình yên của đất trời, tham quan những cảnh vật nơi đây, du khách sẽ sống lại cả một hồi ức của lịch sử.