Chùa tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 2km.
Thời điểm nên đi là vào buổi chiều, bạn có thể tham quan chiêm ngưỡng chùa và đến chạng vạng tối ngắm cảnh đoàn dơi tung cánh lên bầu trời đi kiếm ăn.
CHÙA DƠI – QUANG CẢNH MA MỊ ĐẦY NÉT CHÂN THIỆN MỸ CỦA NGƯỜI KHMER
Chùa Dơi hay còn được gọi với cái tên rất Khmer – chùa Mã Tộc là một trong những địa danh ghi đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của người Khmer. Đối với những ai đam mê tìm hiểu văn hóa các dân tộc thì đây là một địa điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua.
Chùa Dơi – ngôi chùa mang đậm dấu ấn người Khmer
Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ.
Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Tất cả đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Chùa Dơi
Chùa Dơi nằm ở trung tâm thành phố Sóc Trăng, được xây dựng từ thế kỷ XVI và có diện tích khoảng 04 ha. Tương truyền sau trận kháng cự lớn Mahatup, người Khmer xem vùng đất này là nơi để an cư lạc nghiệp, xây dựng nên nhiều chùa vì tin rằng đức Phật phổ độ chúng sinh sẽ giang tay che chở cho tất cả mọi người. Trải qua hơn 400 năm tồn tại, qua nhiều lần trùm tu, đến nay Chùa Dơi vẫn còn giữ nguyên nhiều giá trị cũng như bản sắc văn hóa của người Khmer thuở xưa.
Giống như các ngôi chùa Khmer khác của miền Tây Nam Bộ, dọc con sông Mekong trù phú, tổng thể kiến trúc chùa Dơi bao gồn có ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư – sãi, tín đồ, phòng ở, tháp để tro di cốt người chết, phòng khách…Trải qua 19 đời Đại Đức, chùa Dơi tồn tại và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của lịch sử. Tham quan chùa Dơi, du khách sẽ cảm nhận sự khác biệt trong văn hóa giữa người Khmer và người Kinh thông qua biểu tượng con rồng. Hình rộng chạm khắc trong chùa khá mảnh mai, đầu có sừng uốn lượn, thân rồng được thiết kế khá giống loài cá Poon – Co, không có chân, lưng có đao mác nhọn hướng về đuôi. Đỉnh mái của ngôi chùa được thiết kế chi tiết, tỉ mỉ với những con chim Cay – No, một loài chim dũng mãnh có khả năng chống đỡ cả bầu trời, che chở cho người dân.
Kiến trúc chùa dơi
Chùa Dơi có nhiều hình kiến trúc lạ
Ngoài những biểu tượng độc đáo này, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng các quần thể kiến trúc đẹp với nhiều tượng được đúc chạm tinh xảo, mang đậm dấu ấn tâm linh, đưa con người đến chân – thiện – mỹ.
Điểm đặc biệt của chùa Dơi là sự xuất hiện và sinh sống lâu đời của nhiều loài Dơi. Sự tồn tại và sinh sôi phát triển song song với sự tồn tại của chùa Dơi khiến cho người dân nơi đây không thể biết chính xác số lượng Dơi sinh sống nơi đây. Với quan niệm Dơi là điềm phúc, người dân nơi đây đã xem những đàn dơi khổng lồ như một vật thể sống không thể tách rời, thân thiện và gần gũi như những con vật nuôi trong nhà. Đến thăm chùa Dơi mùa mát mẻ, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tượng đàn dơi bay lên rợp cả một góc trời – cảnh tượng khó tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Nơi cư trú của đàn dơi
Đây là nơi cư trú của đàn dơi ngàn con không biết từ khi nào
Choạng vạng tối, dơi rủ nhau đi tìm thức ăn, bay đen kín cả một trời đến vài tiếng mới hết. Sáng ra, khoảng 4h sáng là chúng bắt đầu bay về và rải rác cho đến 7h. Thức ăn của dơi là trái cây ngọt. Dơi bay đi tìm thức ăn ở rất xa, quanh vùng đồng bằng sông Tiền, sông Hậu – nơi có miệt vườn với nhiều loại trái cây ngọt, thơm.
Ngoài ra bạn có thể tham quan tượng ông lục cả đeo kiếng rất chân thực ở nhà Sala, hay mộ heo ở vườn sau chùa.
Đẹp, thu hút bởi sự gần gũi với thiên nhiên, sự độc đáo của văn hóa Khmer cũ là một trong những lý do đưa chùa Dơi trở thành địa điểm hấp dẫn, thu hút khách du lịch Sóc Trăng xa gần. Tham quan, chiêm ngưỡng mùa lễ hội Óc Om Bok, thấm nét văn hóa cúng kiếng tâm linh sẽ mang lại cho du khách những cảm giác bình yên giữa dòng đời vội vã và tấp nập.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về wemar.company@gmail.com
2012-2023