Người Miền Tây đang sống tại Sài Gòn thường có niềm đam mê với ẩm thực của quê hương mình. Trong đó, món bún mắm miền Tây là một trong những món ăn được yêu thích nhất. Với hương vị đặc trưng và hương thơm bắt mắt, món ăn này đã trở thành một biểu tượng ẩm thực của vùng đất sông nước. Dù đã xa quê nhưng những người con miền Tây luôn giữ gìn và tìm kiếm cách để có thể thưởng thức được hương vị đậm đà, tinh tế của bún mắm miền Tây. Thậm chí, nhiều người đã mang món ăn này đến Sài Gòn lập nghiệp để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của họ tại thành phố này.
Ẩm thực Bún mắm miền Tây
Bún mắm ở miền Tây thường nồng hơn so với bún mắm ở miền Trung và Bắc. Do mắm cá linh hoặc mắm cá sặc nơi đây được ủ rất lâu nhằm tăng thêm độ mặn cho mắm. Một vài quán bún mắm miền Tây ngon ở Sài Gòn luôn giữ một công thức không thay đổi đến với thực khách nhằm giữ được sự truyền thống trong tô bún mắm.
Tuy nhiên cũng có một số nơi họ sẽ nêm nếm nhạt hơn một chút để phù hợp với người ở đây. Mắm cá sẽ được ngâm trong thời gian ngắn hơn nhằm bớt đi độ mặn của cá. Tùy theo khẩu vị của thực khách mà họ sẽ lựa chọn những quán bún mắm phù hợp cho riêng mình.
Đặc trưng bún mắm miền Tây
Bún mắm ở miền Tây thường được ăn kèm chung với heo quay, cá lóc, ớt nhồi chả cá, cho thêm vào một số hải sản như: tôm, mực, chả cá, cà tím
Nước dùng
Thông thường người nấu sẽ sử dụng nước dừa là nguyên liệu để chế biến nước dùng. Ở một vài nơi họ sẽ sử dụng mắm cá linh để nấu mắm, ngoài ra còn có thể sử dụng mắm cá sặc, cá lóc hoặc cá trèn tùy theo công thức nấu mắm của mỗi người.
Rau ăn kèm
Một người sành ăn bún mắm sẽ không thể nào thiếu dĩa rau muống chẻ. Một dĩa rau muống được trụng sơ hoặc ăn rau muống sống còn tùy theo cách ăn mỗi người. Tuy nhiên ta còn có thể ăn kèm với bông súng, kèo nèo, bắp chuối hoặc rau đắng làm tăng vị hậu nhẫn nhẫn đặc biệt của rau.
Nước chấm
Sử dụng mắm me chua ngọt khi ăn bún mắm phải được coi là không thể nào thiếu được khi ăn. Mắm me ban đầu được làm từ nước mắm pha loãng sau đó được dầm chung với me. Tiếp theo người bán sẽ cho thêm đường vào nhằm làm tăng độ đặc sệt cho mắm. Cuối cùng là sử dụng giấm hoặc chanh tươi để gia tăng độ chua cho món nước chấm.
Khẩu vị của người Sài Gòn
Bún mắm miền Tây bán tại Sài Gòn đã được giảm gia vị khá nhiều nhưng vẫn dậy được mùi mắm nhẹ và ít nồng hơn, rất thích hợp cho khẩu vị người Sài Gòn. Tuy nhiên vẫn có không ít quán giữ lại cách nấu nguyên bản của miền Tây.
Nếu như khẩu vị của người Sài Gòn ăn bún mắm mà cảm thấy nồng quá thì ta có thể cho thêm ớt bầm vào tô, vắt thêm một vài lát chanh để át bớt mùi mắm cá linh. Tùy vào khẩu vị của bạn đậm hay thanh mà nên thử một vài quán để tìm ra quán bún mắm ruột của mình nhé.
Bún mắm miền Tây
Quán bún mắm Hùng Mập – đậm chất miền Tây – quận Bình Tân
Nếu có dịp đi ngang qua quận Bình Tân, ta dành một vài phút ghé lại trước địa chỉ 745 Tỉnh Lộ 10, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM một quán bún mắm nổi tiếng gia truyền được nhiều người biết đến.
Quán bún mắm Hùng Mập – quận Bình Tân
Anh Hùng Mập là một trong số những người có kinh nghiệm nấu bún mắm gia truyền hơn 30 năm nay tại quận Bình Tân. Một người miền Tây chính gốc lên Sài Gòn lập nghiệp. Tô bún mắm của anh được chế biến từ mắm cá linh và có một số topping ăn kèm khác. Tô bún mắm anh bán được chia ra hai mức giá đó là từ 35.000 ngàn đồng là tô bình thường và 45.000 ngàn đồng là tô đặc biệt. Hiện tại quán mở cửa từ 12h trưa cho đến 9h tối nhưng có khi đóng cửa sớm hơn vì số lượng khách tới ăn rất đông.
Quán bún mắm Sóc Trăng – quận Bình Tân
Chắc hẳn khi ai đi ngang qua địa chỉ 44 Mã Lò, P. Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TPHCM đều sẽ thấy quán bún mắm – bún nước lèo Sóc Trăng của Hai Chị Em Gái Dân Tộc Khơ Me kinh doanh. Quán khá lớn nằm ngoài mặt tiền đường cùng với việc trưng bày đồ ăn trong tủ kính bắt mắt khiến ai đi ngang qua nhìn cũng muốn ghé vào ăn.
Quán bún mắm Mã Lò – quận Bình Tân
Quán hoạt động đến nay đã được 10 năm với 2 món ăn chính là món bún mắm và món bún nước lèo gốc Sóc Trăng. Một tô bún mắm bình thường của hai chị em bán với giá cho tô nhỏ là 40.000 ngàn đồng, tô bình thường là 50.000 ngàn đồng và tô đặc biệt là 60.000 ngàn đồng. Không gian quán rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát cùng với sự thân thiện, nhiệt tình của hai chị em làm người ăn nhớ mãi.
So sánh món bún mắm của từng vùng miền
Ngoài bún mắm ở Miền Tây ra ta còn có thể được biết đến món bún mắm miền Trung và món bún mắm miền Bắc. Chúng ta hãy cùng xem món bún mắm miền Tây có những sự khác biệt gì với bún mắm miền Trung và miền Bắc qua nội dung dưới đây.
Bún mắm miền Tây khác bún mắm nêm miền Trung như thế nào?
Bún mắm nêm miền Trung luôn rất được lòng thực khách du lịch, đặc biệt là ở khu vực Đà Nẵng. Bún mắm nêm miền Trung được ăn kèm với thịt luộc và tép kèm với bắp chuối, còn đối với bún mắm miền Tây sẽ được ăn kèm với heo quay và tôm, ăn kèm với các loại rau như rau muống bào, rau đắng,.. thứ hai là không thể thiếu mùi của sa tế ngòn ngọt nhưng cũng không kém phần cay xè đặc trưng được hòa quyện với mùi chả bò, và ăn kèm theo đó là một ít rau thơm. Còn ở bún mắm miền Tây họ sẽ không dùng sa tế mà sẽ sử dụng ớt bầm làm gia vị ăn kèm.
Mắm nêm ở miền Trung có thể làm từ mắm cá cơm, cá nục hoặc cá trích. Tùy thuộc thời tiết và nhiệt độ mà mắm có thể chín sau khoảng từ 7 đến 10 ngày, lúc đó mắm sẽ mềm và hơi sền sệt cùng với mùi đặc trưng riêng của mắm.
Tuy nhiên món bún mắm ở miền Trung là bún trộn, khác biệt với bún mắm miền Tây là bún mắm nước. Nhưng ở mỗi nơi sẽ có sự thưởng thức và cách chế biến khác nhau của 2 món ăn.
Bún mắm trộn ở miền Trung
Bún mắm miền Tây khác bún mắm miền Bắc như thế nào?
Bún mắm ở miền Bắc cũng có nét tương đồng với món bún mắm trong Nam, ví dụ như có những topping là cá, heo quay, mực, chả cá, tôm, cà tím, tuy nhiên khẩu vị ăn của người Sài Gòn ăn bún mắm thường rất nồng chính vì thế bún mắm miền Bắc thường nêm nếm gia vị nhạt hơn.
Mắm cá linh là nguyên liệu chính trong bún mắm của miền Bắc, nhưng điểm khác biệt đó chính là mắm sẽ được lấy ra từ 6-7 ngày nhằm giảm bớt đi độ chín và lên mùi của mắm cá linh.
Bún mắm miền Bắc
Sự khác biệt giữa bún mắm và lẩu mắm
Bún mắm và lẩu mắm là hai món ăn đặc trưng của vùng miền Nam và Tây Nam Bộ Việt Nam. Tuy cùng có chung nguyên liệu chính là mắm, nhưng hai món ăn này lại có những sự khác biệt rõ ràng về cách chế biến, hương vị và cách ăn.
Về cách chế biến
Bún mắm là một món ăn khá đơn giản với nguyên liệu chính là bún, các loại hải sản, thịt heo quay, cà tím, chả cá,… tuy nhiên loại mắm mà mọi người sử dụng trong cách chế biến món bún mắm đó chính là mắm cá linh hoặc mắm cá sặc. Trong khi đó, lẩu mắm lại có sự phức tạp hơn với việc chế biến nước dùng từ mắm cá trèn hoặc mắm cá hú, ăn kèm với mực, cá, tôm thẻ, ớt nhồi chả cá, rau củ và nấm.
Món ăn kèm
Bún mắm thường được ăn cùng với các loại rau sống, ớt, chanh, tỏi, vừa giúp làm giảm cảm giác mặn mòi, vừa giúp tăng thêm hương vị và sự đa dạng cho món ăn. Trong khi đó, lẩu mắm được ăn kèm với bún hoặc cơm trắng, chấm với nước mắm nhĩ hoặc mù tạt làm gia tăng thêm hương vị cho người ăn.
Lẩu mắm miền Tây
Có nên dẫn bạn nước ngoài ăn bún mắm miền Tây?
Chúng ta có thể dẫn bạn nước ngoài đi ăn bún mắm miền Tây giúp họ biết thêm một vài ẩm thực đặc sắc của miền Tây tại Việt Nam. Cho họ nếm thử ẩm thực đặc trưng của vùng đất này. Tuy nhiên, trước khi ta dẫn bạn nước ngoài đến thưởng thức bún mắm, chúng ta cần phải chắc chắn rằng họ có thể chịu được mùi và hương vị đặc trưng của món ăn này vì mùi trong bún mắm rất nồng nên có thể sẽ rất khó ăn đối với một số người ngoại quốc.
Hẹn hò lần đầu có nên ăn bún mắm miền Tây không?
Những cặp đôi lần đầu tiên hẹn hò nếu như muốn ăn bún mắm sẽ còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Nếu như cả hai đều yêu thích ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là món bún mắm thì còn ngần ngại gì mà không cùng nhau đi ăn vào buổi hẹn đầu.
Tuy nhiên, nếu như một trong hai người không quen với hương vị và mùi đặc trưng của bún mắm, chúng ta nên lựa chọn một món ăn khác để tránh gây khó chịu cho người bạn của mình trong buổi hẹn hò đầu tiên.
Những thời điểm nên ăn bún mắm trong ngày
Chúng ta có thể ăn bún mắm vào bất cứ thời điểm nào mà ta thích, tuy nhiên nếu có thể ta nên ăn vào buổi sáng và buổi trưa sẽ ngon hơn. Ăn bún mắm vào buổi sáng hoặc trưa là lúc nước dùng còn mới, ta ăn sẽ không bị mặn vì nước dùng sẽ không phải hâm lại nhiều lần.
Đối với những bạn thích ăn bún mắm vào buổi tối ta nên cân nhắc ngày hôm đó dạ dày chúng ta có thực sự khỏe hay không, vì khi ăn những loại bún vào buổi tối như bún mắm, bún nước lèo, hay bún riêu sẽ khiến chúng ta bị chọt bụng và sẽ làm dạ dày không được tiêu hóa tốt.
Ngoài ra khi ăn bún mắm vào buổi tối chúng ta nên uống những loại nước có ga đi kèm như coca, mirinda, soda,.. sẽ giúp cho dạ dày của chúng ta được tiêu hóa thức ăn tốt hơn trong bữa ăn. Tránh việc khó tiêu và bị chọt bụng sau khi ăn bún mắm thì nước ngọt có ga là sự lựa chọn vô cùng hiệu quả cho những ai muốn ăn bún mắm vào buổi tối.
Tóm lại bún mắm là một món ăn bình dân ngon khó cưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Mặc dù mùi vị của bún mắm hơi nồng và khó ăn nhưng bạn hãy thử ăn qua một lần, biết đâu lại ghiền và muốn ăn hoài? Hãy thưởng thức ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng của đất nước xinh đẹp và tuyệt vời này.