Các món ăn đám cưới miền Tây thể hiện rõ nét đặc sắc văn hóa vùng sông nước, món ăn được chăm chút tỉ mỉ, thực đơn phong phú, ngon miệng và thiên hướng về vị ngọt.
Bạn có thắc mắc thực đơn đám cưới miền Tây như thế nào? Mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng trong phong tục cưới hỏi cũng như thực đơn tiệc cưới. Nếu có dịp đến với miền Tây, bạn sẽ thấy được sự trù phú của miền sông nước được thể hiện đậm nét trong từng món ăn, dù là tiệc cưới sang trọng hay dân dã bình dị. Cùng chúng tôi tìm hiểu các món ăn đám cưới miền Tây, để thêm yêu, thêm quý, thêm hiểu vùng đất Nam Bộ nghĩa tình.
Món ăn đám cưới miền Tây – mộc mạc mà tinh tế, thấm đẫm hương vị miền sông nước
Nếu như ở miền Bắc, thực đơn đám cưới khá cầu kỳ thì tại miền Tây, mọi thứ lại dung dị và gần gũi hơn rất nhiều. Thông thường, một bàn tiệc sẽ gồm 5 -6 món, được dọn lên tuần tự từ món khai vị – món chính – món tráng miệng. Những món ăn này cũng không cần nguyên liệu quá cầu kỳ phức tạp, chủ yếu dùng sản vật địa phương. Người miền Tây cũng thường tổ chức đám cưới ở nhà, không khí rất ấm áp gần gũi và vui nhộn. Họ có thể thuê người nấu hoặc gia đình tự nấu các món ăn.
Các món ăn đám cưới miền Tây thường được làm từ tôm, mực, cua, thịt lợn, thịt gà, thịt bò. Ví dụ như tôm hấp nước dừa, mực hấp, thịt bò né, chả giò tôm, bò nấu lagu bánh mì, gà quay, gà bó xôi, gà luộc, lẩu hải sản…
Tuy nhiên, cũng có một vài nguyên tắc chọn món ăn trong đám cưới. Đó chính là thường tránh các vị chua, đắng. Mắm dù là đặc sản miền Tây nhưng cũng ít được chuộng trong đám cưới. Vì người miền Tây quan niệm mùi hôi của mắm sẽ không mang lại may mắn. Cũng tương tự, ví dụ món cá lóc nướng trui rất nổi tiếng, nhưng cũng không được sử dụng trong đám cưới vì màu đen có thể mang lại vận xui. Ngược lại, món cá hấp màu sắc rực rỡ lại rất được ưa chuộng.
Món ăn trong đám cưới miền Tây vô cùng phong phú, đa dạng từ nguyên liệu, cách chế biến trình bay
Những món ăn thường được sử dụng trong đám cưới miền Tây:
Món khai vị trong đám cưới miền Tây thường là súp hoặc gỏi:
Gỏi ngó sen tôm thịt là một trong những món khai vị điển hình ở miền Tây
Sau món khai vị chính là món chính. Món chính rất đa dạng, được chế biến theo nhiều cách như hấp, chiên, luộc, lẩu và cũng rất đa dạng chọn lựa. Đây cũng là phần quan trọng nhất trong thực đơn tiệc cưới. Nhìn vào thực đơn món chính trong đám cưới miền Tây, có thể thấy được sự dân dã, bình dị nhưng hương vị thì đặc biệt tinh tế và ấn tượng. Có thể kể đến như:
Món bò nấu tiêu xanh đậm đà chuẩn vị
Món cá tai tượng chiên xù rất dễ gặp trong các đám cưới miền Tây
Tôm hấp trái dừa – món ngon trong đám cưới miền Tây
Lẩu được xem như linh hồn các món ăn đám cưới miền Tây. Trong đám cưới nào cũng có thể thấy được sự xuất hiện của món lẩu. Sản vật miền Tây phong phú nên nguyên liệu trong các món lẩu cũng vô cùng đa dạng. Đặc biệt các loại rau ăn lẩu như đọt choại ở miền Tây luôn làm say lòng thực khách từ những nơi khác nếu có dịp được thưởng thức.
Một số món lẩu tiêu biểu:
Món lẩu cù lao đầy đặn như tấm lòng người miền Tây đầy ắp nghĩa tình
Kết thúc thực đơn là món tráng miệng. Món tráng miệng trong đám cưới miền Tây cũng rất đơn giản, thanh nhẹ và gần gũi. Một số món tráng miệng điển hình là:
Rau câu là món tráng miệng quen thuộc trong các thực đơn tiệc cưới
Tùy vào tài chính của mỗi gia đình, một mâm tiệc cưới miền Tây sẽ có chi phí từ khoảng 1,5 – 5 triệu đồng. Mức phổ biến cho các đám cưới ở miền quê là dưới 2 triệu đồng. Trong khi đó, ở các thành phố hay nhà hàng, mức giá sẽ cao hơn.
Các món ăn đám cưới miền Tây rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, chọn món và kết hợp thành một thực đơn sao cho hợp lý, hài hòa cũng không phải dễ dàng. Dưới đây là gợi ý về top 5 thực đơn đám cưới miền Tây được rất nhiều người ưa chuộng:
Một bàn tiệc điển hình trong đám cưới miền Tây với 6 món
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về wemar.company@gmail.com
2012-2023